Nhắc đến tháng 12 - ai cũng nghĩ ngay đến Lễ Noel (Giáng sinh), đặc biệt là với người dân phương Tây, ngày này có vị trí và ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống của họ.
Không chỉ đơn giản là ngày gần cuối của một năm, Lễ Giáng sinh là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần, tụ họp đầm ấm bên nhau. Ngày nay, lễ Noel được tổ chức rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
1. Noel là gì?
Noel hay còn gọi là Giáng Sinh, lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas, là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giê-su ra đời. Theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo, họ tin là Chúa Giê- su được sinh tại Bethlehem, thuộc xứ Judea, nước Do Thái (ngày nay là một thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, vào khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.
2. Nguồn gốc của Noel
Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24/12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25/12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn.
Nếu như ban đầu, lễ Noel là của riêng những người theo đạo Kitô giáo nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người thì dần dần theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng linh đình. Kết quả là bây giờ, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già Noel, cây Giáng sinh và cây thông Noel.
Xem thêm: Địa điểm đi chơi Giáng sinh 2017 lý tưởng tại TP Hồ Chí Minh
3. Ý nghĩa của Noel
Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa, Noel là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc quyền để tụ tập quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình.
Ngày Noel cũng là một thông điệp của hoà bình: ”Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế”, Noel cũng là ngày người ta dành sự cảm thông và sẻ chia chân thành với những ai bị bỏ rơi, bị cô đơn, bệnh tật, già yếu…
3. Ông già Noel là ai?
Một nhân vật quan trọng mà ai cũng háo hức chờ mong trong Noel đó là ông già Noel.
Ông già Noel, Ông già Giáng sinh hay là Ông già Tuyết (theo cách gọi tại Nga) là nhân vật đóng vai trò như là một nhân tố gắn liền với mùa Lễ Giáng Sinh, giống như cây thông Noel.
Đó là hình ảnh một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, thắt lưng da đen, đội chiếc mũ đỏ,
chòm râu dài trắng, bộ mặt hóm hỉnh cùng tiếng cười "hô hô hô" đã tồn tại trong nhiều nền
văn hoá các quốc gia, đặc biệt ở các nước phương Tây.
Truyền thuyết cho rằng ông già Noel sinh sống tại Bắc Cực với những người lùn. Ông dành đa số thời gian để chuẩn bị quà, đồ chơi cho trẻ em với sự giúp đỡ của những chú lùn. Vào dịp Giáng Sinh, ông nhận được rất nhiều thư từ trẻ em khắp thế giới. Và mỗi đêm Giáng Sinh, ông lại bắt đầu cuộc hành trình của mình với cỗ xe kéo bởi 9 con tuần lộc để mang quà và đồ chơi cho các bạn nhỏ khắp nơi.
Nhiều sử gia cho rằng hình ảnh đầu tiên về Ông già Noel xuất hiện trong một bài thơ có tên "A visit from Saint Nicholas" (Chuyến thăm của Thánh Nicholas) được xuất bản năm 1823. Còn hình ảnh một ông già phúc hậu với một bộ râu trắng dài trong bộ đồ màu đỏ có viền trắng như hiện tại chúng ta vẫn thấy thì xuất hiện đầu tiên trên báo vào năm 1860 qua nét bút tưởng tượng của nghệ sĩ Thomas Nast.
Bên cạnh đó, Lễ Giáng Sinh còn có hình ảnh của:
- Vòng nguyệt quế trang trí Noel:
Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách sự sống vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa.
Theo những người Thiên chúa giáo, vòng lá này được kết bằng lá xanh thường được đặt
trên bàn hay treo lên cao để mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy.
- Chuông Thánh Đường:
Tại đất nước Tây Ban Nha, các chuông nhà thờ ngân vang vào lúc nửa đêm báo hiệu Chúa ra đời.
Trong một số nền văn hóa Á Châu, tiếng chuông được dùng báo hiệu cho quần chúng biết
một việc vui hay một sự kiện buồn nào đó vừa xảy đến. Ở những quốc gia Tây phương,
tiếng chuông rung lên chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần.
- Hang đá:
Vào mùa Giáng sinh, một máng cỏ được đặt trong hang đá (có thể làm bằng gỗ, giấy), được dựng lên trong nhà hay ngoài trời với các hình tượng Chúa Giê-su, Mẹ Maria, Thánh Giê-su, xung quanh là các thiên sứ, mục đồng cùng các gia súc như bò, lừa để kể lại sự tích Chúa ra đời trong máng cỏ.
Bên trên thường có gắn một ngôi sao, biểu trưng cho ngôi sao đã dẫn đường
cho các nhà chiêm tinh đến diện kiến Chúa Giáng sinh.
- Cây Noel:
Cây Giáng Sinh là cây xanh (thường là cây thông) sẽ được trang trí đẹp mắt. Vào mùa đông,
trong khi mọi cây cối đều héo rũ thì riêng mình cây thông vẫn xanh tươi. Chính bởi vậy,
người cổ đại đã coi thông là loại cây phục sinh.
Truyền thuyết cũng kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Anh, Thánh Boniface (sinh năm 680) trên đường hành hương tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái tập trung quanh một cây sồi lớn và dùng một đứa trẻ để tế thần.Ðể ngăn cản buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm.
Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng, cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế. Từ đó, người ta trồng cây thông trong lễ Giáng sinh - biểu tượng của niềm hi vọng và sức sống mới.
- Những hộp quà nhiều sắc màu:
Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Đối với một số người,
những món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh
của Chúa Giê-su - món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người.
4. Diễn biến của lễ Giáng Sinh
Đêm 24/12 - ngày “lễ vọng” của Giáng sinh
Theo Công giáo Roma, đêm 24/12 là thời điểm “lễ vọng” được tổ chức thêm nhằm thu hút đông đảo người tham gia hơn. Vào đêm đó, tất cả các địa điểm như thánh đường hay mỗi hộ gia đình đều trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria. Ở xung quanh đó là những chú lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, thánh Giê -su...
Mặt khác, hình ảnh ngày 24/12 còn gắn liền với sự ra đời của cây thông Giáng sinh. Theo lịch sử, vào giữa năm 2000 và 1200 TCN, người ta đã nói về một loại cây thông Epicea được trang trí bởi hoa, quả và lúa mì gắn liền với ngày 24/12 - ngày tái sinh của Mặt trời.
Ngày 25/12 - ngày lễ chính của Giáng sinh
Có rất nhiều người cho rằng, ngày 25/12 mới là ngày Chúa Giê-su thực sự ra đời nên ngày 25/12 mới chính là Giáng sinh thật sự. Song điều này là không hoàn toàn chính xác.
Ngày 25/12 chỉ là một ngày quy ước của toàn thế giới, để kỷ niệm một sự kiện có thật của lịch sử: sự kiện Con Đức Chúa Trời giáng thế làm người, để hoàn thành sứ mạng cứu rỗi nhân loại.
Sam Sam (Theo Giadinhvietnam.com)