Người Hy Lạp cổ đại chọn dùng "sỏi" để lau mông, và do đá trong nhà vệ sinh công cộng thường không đủ, thậm chí còn có một slogan bên cạnh nhà vệ sinh: "Chỉ cần dùng ba viên sỏi mỗi lần", để kêu gọi mọi người tiết kiệm.
So với các quốc gia khác, La Mã phát triển hơn. Ai đã xem bộ phim "Phòng tắm La Mã" chắc hẳn biết rằng cơ sở vệ sinh công cộng thời kỳ La Mã rất phát triển, đương nhiên cách “chùi mông” cũng phát triển tiên tiến hơn. Người La Mã thời đó dùng "bọt biển buộc vào thanh gỗ" để chùi, sau khi dùng xong sẽ cho vào thùng nước muối đậm đặc (giống như khử trùng), nghe thì có vẻ vệ sinh, nhưng có một nhược điểm đáng sợ, đó là những thanh bọt biển này lại dùng chung...
Mặc dù vào thời Đông Hán, Thái Luân đã phát minh ra "kỹ thuật làm giấy", nhưng lúc đó giá trị giấy rất đắt, ngay cả những người bình thường muốn mua sách giấy cũng phải rất khó khăn, huống chi là dùng giấy để chùi. Do đó, công cụ vệ sinh được sử dụng vào thời Đông Hán là một thanh gỗ hoặc tre nhỏ, hình dạng giống như thanh kem, sau khi dùng xong sẽ rửa sạch, sử dụng lại. Công cụ vệ sinh này cũng được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ và Nhật Bản cổ đại.
Đến thời Tống, đó là thời đại kết hợp sử dụng thanh gỗ và giấy thô, do giấy lúc đó không chỉ là công cụ để viết mà còn được dùng để đốt tế thần, gói đồ vật... Khi đó giấy đã rẻ hơn, việc dùng giấy để “chùi mông” cũng bắt đầu xuất hiện.
Thời Tống đã có người dùng giấy để lau, không có nghĩa là việc dùng giấy phục vụ cho việc đó là phổ biến. Trên thực tế, cho đến đầu thời kỳ Dân quốc, người dân vẫn dùng lá cây, thanh tre, gạch, bẹ ngô để lau.
Vương công quý tộc “chùi mông” như thế nào?
Mặc dù trong lịch sử loài người, công cụ “chùi mông” trong hàng ngàn năm đều là những vật liệu sẵn có, nhưng hoàng tộc, quý tộc trong cung đương nhiên là hơn hẳn người thường. Công cụ “chùi mông” của quý tộc các nước chắc chắn sẽ vượt quá sức tưởng tượng của bạn!
● Cung đình Trung Quốc: Lụa, giấy bông trắng
Từ thời Minh trở đi, nhiều sử sách ghi chép về "giấy lau" dùng để đi vệ sinh thực chất được làm bằng lụa, dùng xong là vứt đi, vì vậy lúc đó có những thái giám nhặt những tấm lụa đã qua sử dụng để tái chế khâu thành rèm cửa cao cấp; đến cuối thời nhà Thanh thì dùng giấy bông trắng, thời kỳ Từ Hi Thái Hậu rất cầu kỳ, giấy bông trắng để chùi mông là kết hợp vải bông và giấy, rất mềm mại. Khi đi vệ sinh, cung nữ phải phun nước lên giấy bông trắng rồi mới lau, và chỉ được lau tối đa ba lần.
● Cung đình Pháp: Dây thừng gai
Bạn có thể tưởng tượng được không, cầm một sợi dây thừng gai thô, chà xát lên trước và sau mông? Nghe có vẻ giống như tra tấn, nhưng lại là đặc quyền của quý tộc Pháp, và sợi dây thừng này được dùng chung từ hoàng đế đến các quan lại, được cho là tượng trưng cho "quân thần đồng lòng", miễn là không hỏng thì không thay.
● Hoàng gia Anh: Cá hồi
Khoảng trước thế kỷ 15, hoàng gia Anh dùng cá hồi tươi để lau, vì cá hồi có tác dụng khử mùi và trị tàn nhang.
● Hoàng gia Nga: Cổ ngỗng
"Mỗi lần Peter Đại đế đi vệ sinh, một con vật phải bỏ mạng!". Bạn có thể không hiểu, hoàng đế nước Nga lại dùng cổ gà, vịt, ngỗng để lau, lông chim rất mềm, được coi là "công cụ" xa xỉ nhất. Trên thực tế, trong tiểu thuyết "Kỳ tích của Người khổng lồ" của Pháp thời kỳ Phục hưng, nhân vật chính cũng từng mô tả: "Trong tất cả những thứ dùng để lau mông, không có thứ gì bằng cổ ngỗng, nếu có thể kẹp đầu ngỗng giữa hai chân, hiệu quả tốt nhất."
● Hoàng tộc Nhật Bản: Cánh ve sầu
Theo ghi chép trong " The Tale of Genji ", hoàng tộc Nhật Bản dùng "cánh ve sầu" để lau mông, nhưng do cánh ve sầu khá cứng, nên phải ngâm vào nước nóng trong ba ngày, chờ mềm đi rồi mới sử dụng. Ngoài ra, do cánh ve sầu trong suốt, nếu cơ thể có bệnh gì, thông qua phân thải ra có thể nhìn thấy rõ ràng.
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)