Từ xưa đến nay, chuối luôn được xem là một thành phần không thể thiếu trên mâm ngũ quả. Ở nhiều gia đình, chuối đóng vai trò quan trọng trong các dịp lễ tết và tuần rằm. Nải chuối thường được đặt ở vị trí trung tâm trên mâm cúng và ôm lấy các loại quả khác.
Hình ảnh nải chuối gợi sự liên tưởng đến bàn tay của Phật, của thần linh, tổ tiên che chở và bảo vệ gia chủ.
Người xưa dặn thắp hương chuối không được ghép 2 nải đặt lên ban thờ, lý do vì sao?
Chính vì chuối có vai trò đặc biệt trong mâm quả nên đôi khi do không mua được nải chuối to, cong như ý muốn, một số người mua hai nải rồi dùng đinh hoặc dây để ghép lại với nhau sao cho đủ to rộng trên mầm bồng và ôm được các quả khác. Trong khi đó, nhiều người khác lại cho rằng làm như vậy là không nên.
Tại sao không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? Đó là vì theo quan niệm âm dương của người phương Đông, số chẵn thuộc âm, số lẻ thuộc dương, là con số tượng trưng cho sự vận động, phát triển. Trong nghi lễ thờ cúng, các lễ vật đều được chuẩn bị theo số lẻ, như số trái cây được bày (mâm ngũ quả với 5 loại trái cây, hoặc nếu cúng một loại thì thường bày 3 - 5 - 7- 9... quả), số bông hoa cắm trên bàn thờ, số nén hương được thắp...
Việc ghép hai nải chuối lại thành một sẽ tạo ra số chẵn, đồng nghĩa với việc tạo ra số âm, không hợp với quan niệm trên.
Người xưa dặn thắp hương chuối không được ghép 2 nải đặt lên ban thờ. Ảnh minh họa
Xét về thẩm mỹ, việc ghép 2 nải chuối lại thành một có thể khiến cho mâm cúng hoành tráng hơn nhưng sẽ thiếu sự tự nhiên và chắc chắn, dễ dẫn đến rơi, hỏng các quả khác khi thờ cúng, bởi cấu trúc nải chuối khi ghép lại rất khó đứng vững.
Đối với người phương Đông, lễ vật dâng cúng bị rơi là điều kỵ; việc dùng đinh dắt hay dây kim loại để kết nối trái cây cũng được cho là điều kỵ trong phong thủy (kim khắc mộc). Đó cũng là lý do tại sao không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là một của một số người và không liên quan đến các căn cứ khoa học. Vì vậy trên thực tế, có những người kiêng ghép hai nải chuối để hắp hương, những người khác vẫn làm vậy nếu không có nải chuối đủ lớn. Việc ghép hai nải chuối trên mâm ngũ quả đòi hỏi sự khéo tay, sao cho bảo đảm sự kiên kết và hài hòa với các trái cây khác, tránh xô lệch, rơi vỡ.
Những đại kỵ phải nhớ khi chọn chuối thắp hương
Không chọn chuối chín, chuối sắp chín: Thắp hương thì cần chọn chuối xanh vừa đẹp màu sắc hài hòa ngũ hành vừa không bị rơi gãy.
Không nên chọn nải số chẵn: Nhiều người chỉ chọn nải chuối quả đẹp mà không để ý số quả. Nhưng cẩn thận thì nhiều người chọn theo số quả lẻ, lẻ là số dương tượng trưng cho sự phát triển. Tất nhiên để cân đối đếm thì không phải nải nào cũng có số lẻ.
Không chọn nải cong vẹo mất cân đối: Nải chuối cong vẹo mất cân đối vừa xấu vê thẩm mỹ vừa không mang nét phong thủy tốt lành. Chính vì thế mà dịp Tết người nội trợ càng đầu tư công sức đi chọn chuối thờ là vì vậy.
Ảnh minh họa.
Không phải chuối nào cũng được thắp hương: Với người miền Bắc loại chuối để thắp hương là chuối tiêu (chuối lùn) vì quả dài, cong, đẹp, không thắp hương chuối Tây vì quả ngắn và không cong khó ôm được các quả khác. Nhưng với người Huế thì chuối Tiêu bị kiêng kỵ, người Huế chọn chuối sứ, chuối ngự, chuối mốc.
Trong mâm ngũ quả của người Bắc và người miền Trung, chuối vẫn là vị trí trung tâm nên khi chọn chuối bạn cần chú ý. Nên chọn chuối xanh nhưng không non, để quả căng mọng mượt, tránh chuối bị thâm xỉn, lốm đốm.
Đối với người miền Nam, chuối không có trong mâm ngũ quả vì chuối đọc thành chúi nên không gợi ra sự may mắn.
Có thể nói cùng là Việt Nam nhưng mỗi nơi có một cách nghĩ cách thờ cũng khác nhau. Do đó vấn đề tâm linh phong thủy này cũng tùy thuộc trong tâm khảm tư duy của mỗi người như thế nào. Nếu gia đình cẩn trọng kiêng kỹ mà bạn chọn nải chuối không đúng ý có thể gây tâm lý xấu, bất an. Vì thế bạn nên lưu ý, đặc biệt là với những nàng dâu mới.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm.
K.Hoàng (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)