Trong đời sống sinh hoạt và văn hóa của người Việt, những lũy tre cao vút vốn là hình ảnh vô cùng quen thuộc. Thế nhưng, không phải ai cũng biết đến loài hoa đặc biệt của nó. Tuy nhiên, người xưa lại có câu nói rằng: "Tre nở hoa, phải dời ngay đi", ý chỉ nếu bỗng dưng cây tre nở hoa là sắp có điềm không may.
Tre vốn là cây có sức tăng trưởng "khủng" nhưng đây lại là loài cây ra hoa chậm nhất trên thế giới. Việc tre ra hoa còn được xem là hiện tượng độc đáo và hiếm gặp. Trung bình, mỗi cây tre sống khoảng 60 năm đến 130 năm mới ra hoa một lần. Hoa của chúng có màu vàng nhạt, nở thành chùm lớn. Tuy nhiên, sau khi hoa nở thì cả cụm tre (hoặc rừng tre) sẽ bị tàn rụi và tới vài năm sau, chúng mới đâm chồi trở lại.
(Ảnh minh họa)
Nói cách khác, khi cây tre, trúc đi đến đoạn đường cuối cùng của sinh mệnh thì hoa sẽ nở rộ, tiêu hao hết những chất dinh dưỡng cuối cùng trong cây và sau đó kết thúc sinh mệnh. Bởi với những loài cây khác, khi hoa nở cũng chính là thời kỳ hưng thịnh của chúng, tuy nhiên cây tre lại lụi tàn. Vì vậy, người xưa quan niệm rằng khi gặp phải hoa hoặc quả tre là "điềm báo" vận xui. Dẫu vậy, với vài người, hiện tượng này cũng đáng để chiêm ngưỡng.
(Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra trước khi xảy ra một số tai họa lớn như hạn hán, động đất thì cây tre, trúc sẽ nở hoa và khô héo trên diện rộng. Từ xa xưa tre nở hoa mà không có dấu hiệu báo trước, chỉ cần tre nở hoa ở một nơi nào đó, thì ngay lập tức hạn hán ập tới.
Điều đó có nghĩa là, hiện tượng tre nở hoa về cơ bản sẽ xuất hiện trước khi hạn hán xảy ra ở một nơi nào đó. Cho dù sự hiểu biết của người cổ đại về khoa học thiên văn và địa lý không rõ ràng như chúng ta, nhưng về lâu dài, họ cũng sẽ nắm bắt được một số quy luật nhất định của tre nở hoa. Theo họ, chỉ cần tre nở hoa, nghĩa là nơi này sẽ sớm xảy ra hạn hán. Hạn hán là thảm họa đối với những người nông dân mưu sinh bằng nghề nông, nếu không di chuyển thì chỉ còn biết chờ chết.
(Ảnh minh họa)
Ngoài ra, người ta xem việc tre nở hoa là điềm gở vì chúng thu hút rất nhiều loài gặm nhấm. Những con vật này sẽ ăn hết gốc tre, phá hoại thêm một số cây trồng khác rồi gây nạn đói và bệnh dịch.
(Ảnh minh họa)
Chính vì vậy, một hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp lại mang đến cho người xưa những nỗi sợ hãi sâu sắc. Thời xa xưa với điều kiện công nghệ hạn chế, cảnh tượng "tre nở hoa" lại trở thành "tín hiệu" của thiên tai, vận xui trong nhận thức của con người.
Nguyễn Giang (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)