Trong nhiều gia đình nông thôn luôn nuôi một số gia cầm, gia súc như gà, vịt, ngan, chó, mèo… và chó là vật nuôi được nhiều gia đình rất ưa chuộng, người ta dùng chúng để canh giữ nhà cửa. Và người ta thường nói chó là người bạn trung thành nhất của con người. Người xưa có câu nói: “Chó không cắn người mình chưa gặp mặt”. Vậy chuyện gì đang xảy ra thế?
Kể từ khi con người biết cách thuần hóa động vật, các loại gia cầm và gia súc đã trở thành một phần của gia đình. Chó là vật không thể thiếu ở nông thôn. Chó rất nhạy cảm với mùi của người lạ.
Nhưng theo sự phát triển của thời đại, chó đã dần trở thành một loại thú cưng rất phổ biến, trong nhiều đồn quân đội và cảnh sát đều có chó được huấn luyện làm các nhiệm vụ đặc thù. Dựa vào độ nhạy cảm với mùi, sau khi được huấn luyện chuyên nghiệp, những chú chó có thể giúp cảnh sát bắt tội phạm và tìm chứng cứ tội phạm rất chuẩn xác. Nhưng có một hiện tượng rất kỳ lạ, đó là trong nhiều trường hợp, người nhà chưa từng gặp mặt người lạ, chó không những không có biểu hiện hung hăng, thậm chí còn tỏ ra rất thân mật.
Người xưa thường nói: “Chó không cắn người chưa gặp mặt”. Về hiện tượng này, một số nghiên cứu cho rằng, trước hết trong số các loài vật nuôi trong nhà, chó là một trong những loài chó thông minh nhất, thậm chí có một số giống chó có chỉ số IQ cao có thể phân biệt được cảm xúc của chủ nhân, do đó chó có thể biết được bạn có quan hệ như thế nào với người lạ.
Những người trong gia đình bạn ở lâu bên nhau nên mùi cơ thể sẽ tự nhiên giống nhau, cách phân biệt chủ yếu của chó là dùng mùi để phân biệt. Nên những con chó thấy có mùi giống nhau sẽ không sủa ầm ĩ, và nhiều trường hợp khi dẫn bạn bè ở cùng trên thành phố lâu về nhà chơi, dù chó chưa gặp mặt bao giờ nhưng nó sẽ không cắn.
Không những vậy, một số trường hợp dù những thành viên trong gia đình ở xa trở về hay người thân thích đến gia chủ chơi, nhiều con chó cũng không hề cắn dù chưa gặp mặt bao giờ.
Chó có nhiều giống rất thông minh. Trong cuộc sống thực, chó luôn chú ý đến từng lời nói và hành động của người khách lạ khi lần đầu đến nhà gia chủ. Nếu người lạ lộ rõ hành vi lén lút, có ánh mắt quan sát ngó nghiêng, chó sẽ lập tức ra đòn và cảnh cáo đối phương. Nhưng nếu người lạ được chủ nhà tiếp đón một cách lịch sự, thân thiết và gần gũi, thì chó có thể coi "đối tượng" là một sự tồn tại không nguy hiểm, chúng có thể gầm gừ hay sủa vài tiếng rồi nhanh chóng trở về trạng thái bình thường.
Ngoài ra, chó thường dựa vào thính giác. Trong những trường hợp bình thường, thính giác của chó rất nhạy bén, đặc biệt là trong đêm khuya, dù chỉ một âm thanh nhỏ nhất cũng sẽ lập tức đánh thức sự cảnh giác của chúng. Theo quan điểm này, bất cứ khi nào một người lạ đến gần, chó có thể biết đối phương là bạn hay thù chỉ bằng cách lắng nghe giọng nói của chủ nhân nói chuyện với nó. Nếu chủ nhà có tâm trạng vui vẻ khi nói chuyện với nhau, chó sẽ ít có khả năng tấn công hoặc cảnh báo khách lạ. Nhưng nếu người chủ nói chuyện với đối phương mà tức giận, thì chó rất dễ coi đối phương là người xấu, sẵn sàng tấn công để bảo vệ chủ.
Trên thực tế, trong quá trình nhận diện chủ hay người lạ, loài chó không chỉ dựa vào một kỹ năng nhất định để nhận diện mà vận dụng tổng hợp hàng loạt kỹ năng nêu trên để nhận diện. Vì chúng biết rất rõ rằng, nếu sử dụng quá đơn lẻ một kỹ năng thì rất dễ mắc sai lầm. Do vậy, nếu chúng muốn bảo vệ chủ nhân của mình, sẽ tự nhiên chọn sử dụng nhiều kỹ năng nhận dạng cùng một lúc. Bây giờ, bạn đã có thể hiểu vì sao nhiều trường hợp chó không cắn người chưa gặp mặt.
Cái gọi là “vạn vật đều có linh”, và chó chỉ là một trong số đó. Đối với loài vật có linh này, mọi người hãy bảo vệ chúng thật tốt.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)