Cùng lắng nghe lời chia sẻ của ông Trương, 58 tuổi, được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc). Trước đây 2 năm, gia đình ông sống trong căn hộ tầng thứ 15 của chung cư cao tầng, nhưng đã quyết định chuyển xuống sống ở tầng 2. Vì khi ở ông thấy 3 bất cập như sau:
Không gian sống bí bách
Đối với các tòa nhà dân cư cao tầng ngày nay, hầu hết đều cao khoảng 20 tầng trở lên, vì thế mật độ dân cư trong mỗi toà rất đông. Tỷ lệ diện tích sàn cao như vậy sẽ không thoải mái lắm để sống. Nhiều người bày tỏ họ phải đối mặt với tiếng ồn, chưa kể tình trạng mất vệ sinh nếu có hộ gia đình nuôi động vật.
Trải nghiệm sống ở các khu chung cư cao tầng tương đối kém, một số người không thể chịu nổi những “chuồng chim bồ câu” như vậy và chọn cách chuyển các tầng thấp hơn. Bên cạnh đó, khu vực cộng đồng phía dưới gồm sân chơi, nơi đi bộ cũng bí bách, chật hẹp do mật độ người cao. Đây là điều khiến nhiều người phàn nàn, đặc biệt là người cao tuổi.
Phụ thuộc nhiều vào thang máy
Trước hết, đối với những khu dân cư cao tầng, vì tầng quá cao nên cư dân phải sử dụng thang máy để đi lại nhiều hơn. Suy cho cùng, nếu không có thang máy thì việc leo hàng chục bậc thang sẽ tốn rất nhiều sức lực. Tuy nhiên, đối với các chung cư cao tầng, do có nhiều cư dân nên cư dân thường phải chờ thang máy.
Đặc biệt với cư dân ở các tầng cao, việc chờ đợi thang máy là chuyện thường xuyên xảy ra. Có lần tôi phải chờ 3 lượt mới có thể di chuyển xuống phía dưới, mất 20 phút đợi. Điều này khiến tôi cảm thấy bực bội, khó chịu. Các con của tôi cũng than phiền rằng có những hôm đi làm muộn chỉ vì tắc thang máy. Quả thực, việc đi lại của các tòa nhà chung cư cao tầng không thuận tiện lắm.
(Ảnh minh họa)
Chi phí bảo trì sau này cao hơn
Đối với các công trình nhà ở cao tầng, chi phí bảo trì sẽ rất cao càng về sau. Bởi vì các tòa nhà dân cư nhiều tầng nên chi phí bảo trì các thiết bị khác nhau cao hơn nhiều so với các tòa nhà thấp tầng tầng. Chẳng hạn việc thay thang máy, sửa chữa hệ thống điện,... cũng khá tốn kém. Nhiều người dân không chịu chi phí bảo trì cao, không đi đến thống nhất dẫn đến tình trạng nhà xuống cấp. Đó là lý do vì sao nhiều toà nhà dù mới đi vào hoạt động được vài năm trông đã cũ kỹ, lỗi thời, sập xệ.
Và đối với các công trình nhà ở cao tầng, việc phá dỡ cũng rất khó khăn. Trước hết, ở đó có nhiều hộ gia đình sinh sống, rất khó thống nhất ý kiến. Nếu một hộ không muốn phá bỏ thì cả tòa nhà khó có thể phá bỏ hay xây dựng toà nhà mới. Hơn nữa, đối với các tòa nhà dân cư cao tầng, chi phí phá dỡ cũng rất cao, khó tìm được chủ đầu tư mới.
(Ảnh minh họa)
Ngay cả khi các tòa nhà dân cư cao tầng được xây dựng lại, chi phí cũng là rất lớn. Vì vậy, việc phá bỏ các tòa nhà dân cư cao tầng là rất khó và chất lượng của các tòa chỉ có thể được đảm bảo thông qua việc bảo trì.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)