Từ rất lâu, người đời xưa đã để lại nhiều tục ngữ đúc kết nhiều kinh nghiệm và trí tuệ được truyền từ đời này qua đời khác. Nó giúp con cháu đời sau có thể học tập và có cuộc sống tốt hơn. Trên con đường văn hóa lịch sử dài đằng đẵng, người xưa dùng nhiệt huyết và mồ hôi tưới lên mảnh đất rộng lớn này, tích lũy những kinh nghiệm từ đời trước, giúp người đời sau tiết kiệm thời gian và vốn liếng, phát triển mở rộng hơn trên nền tảng vững chắc đó.
Những câu nói cổ xưa Trung Hoa quen thuộc như: thường xuyên đứng ở bờ sông thì làm gì có ai mà không ướt giày, không vào hang cọp sao bắt được cọp con, thành nhân bất tự tại, tự tại bất thành nhân, o gan thì chết no, gan bé thì chết đói,… Thực sự quá nhiều, không đếm xuể, câu nói nào cũng đáng để mọi người suy ngẫm và học tập.
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một câu tục ngữ quen thuộc trong văn hóa Trung Quốc: “30 như sói, 40 như hổ”. Câu nói này nhìn về ngoài đơn giản dễ hiểu, nhưng chắc chắn trước kia cũng đã trải qua hàng trăm ngàn kinh nghiệm tích lũy lại thành vài chữ ngắn ngủi này. Người hiện đại ngày nay thường cho rằng câu nói này là từ ngữ dùng để hình dung tinh thần của nam nữ, nhưng thực ra đều là hiểu sai. Đây lại là một thái đội tích cực đối với cuộc sống của người trẻ trong thời cổ đại.
“30 như sói, 40 như hổ” có 2 loài động vật xuất hiện trong câu tục ngữ này, có thể thấy hai loài động vật này có địa vị quan trọng thế nào trong lòng người xưa. Hình dung hai bên có sự cạnh tranh như hổ với sói, hình dung quân đội có tướng sĩ dũng mãnh như hổ sói, những điều này đều thể hiện sự dũng mãnh, ngoan cường. Trong mắt người xưa, có hổ có sói mới là một cuộc sống hoàn hảo, làm người thì nên giống như hổ sói, dũng cảm, ngoan cường, phấn đấu. Trong xã hội hiện đại, chúng ta càng cần phải dùng tâm thái và phẩm chất này như thế nào để đứng vững trong xã hội?
Thứ nhất, chúng ta nhận xét về sói. Sói có sự hung tàn, ác liệt bẩm sinh, có khả năng làm việc nhóm tốt. Trung Quốc có rất nhiều truyện ngụ ngôn nói về sói như truyện “Sói” của Bồ Tùng Linh đã miêu tả được sự tham lam, gian xảo của sói như thể chính bản thân mình đã từng trải qua vậy. Nếu đặt vào bản thân chúng ta thì chính là yêu cầu bản thân phải phấn đấu, cố gắng tiến lên trong công việc, phải vun đắp, hòa hợp trong cuộc sống gia đình. Dục vọng của con người là vô hạn, sói cũng vậy, tham lam chính là bản tính, nhưng khi chúng ta đối mặt với dục vọng thì cần phải dùng những phương thức hợp lý để xử lý, không được làm những chuyện trái với lương tâm.
Con người khi tới 30 tuổi là khoảng thời gian tươi đẹp của tuổi trẻ, sức khỏe thể chất và tâm lý đều ở trạng thái trưởng thành và ổn định, lúc này càng là thời điểm tốt để phát triển sự nghiệp. Chúng ta cần phải học cách không ngừng cố gắng tiến lên phía trước giống như sói và báo, không ngừng phấn đấu vì ước mơ của mình, nếu không thì sẽ chỉ bị những người đồng trang lứa khác phấn đấu mà bỏ xa phía sau. Sở dĩ con người có phân biệt tầng lớp giai cấp cũng chính là vì thế. Lúc cần tiến phải tiến, lúc cần lui thì lui, tự do tiến lui mới có thể hơn người khác.
Cuộc đời khó tránh được thất bại nhưng nếu gặp khó khăn thất bại thì nản lòng dừng bước hay sao? Đương nhiên là không. Hãy nhìn sói, chúng bị thương trong khi chiến đấu, tự mình nhấm nháp nỗi nhau trên vết thương đó, rồi tiếp tục đứng dậy, tiếp tục chiến đấu. Vì chúng vẫn còn có gia đình cần phải bảo vệ, còn có con nhỏ cần phải nuôi dưỡng. Còn chúng ta là con người, là loài động vật bậc cao nhất, thông minh nhất, không lẽ lại không bằng sói sao? Đương nhiên cũng không phải, chúng ta nên học tập nghị lực bất khuất này của sói. Trong xã hội hiện đại, nếu như chúng ta không có một chút tính sói thì sớm muộn cũng đều bị bắt nạt, cuộc sống không được như ý mình, bị những đồng loại có tính sói khác chà đạp, ngay cả cơ hội ngẩng đầu lên nhìn họ cũng không có.
Tiếp theo là hổ. Hổ là chúa sơn lâm, có chút khác biệt về bản chất so với sói. Hổ là người lãnh đạo trời sinh, còn sói chính là tiểu đệ ngoan ngoãn nghe lời. Khi con người ta bước vào tuổi 40, đã bước vào giai đoạn trung niên, đã yên bề gia thất, sự nghiệp cũng dần vững chắc, ổn định. Lúc này, chúng ta cần có con mắt tinh tường, sắc bén, có kỹ năng sống, kinh nghiệm phong phú để xử lý mọi việc trong cuộc sống.
Tóm lại, khi còn trẻ thì cần học sự dũng cảm, phấn đấu như sói, cố gắng đột phá, lập nên nền tảng vững chắc cho tương lai để đến tuổi trung niên, dùng kinh nghiệm phong phú của bản thân để củng cố sự nghiệp, bảo vệ cho người thân của mình, không ngừng hoàn thiện đôi cánh của mình. Đây không phải là câu nói nhằm vào một nhóm người nào mà đều là lời khuyên dành cho tất cả mọi người.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)