Tại nơi làm việc, trong các cuộc phỏng vấn, nhiều người phỏng vấn sẽ đặt ra những câu hỏi bất ngờ để kiểm tra khả năng thích ứng và tư duy logic của ứng viên. Nhiều ứng viên có kỹ năng chuyên môn vững vàng lại thất bại trong cuộc phỏng vấn vì không giỏi hùng biện.
(Ảnh minh họa)
Câu hỏi phỏng vấn tôi sẽ chia sẻ với các bạn dưới đây cũng tương đối phổ biến, câu hỏi phỏng vấn như sau: “Nếu khi mới vào công ty, các nhân viên cũ thỉnh thoảng vẫn hỏi về lương, làm sao bạn có thể lịch sự từ chối tiết lộ cho họ?”.
(Ảnh minh họa)
Ứng viên đầu tiên trả lời: Gặp câu hỏi như vậy, tôi sẽ từ chối thẳng thừng, vì công ty nói chung có quy định không được tiết lộ tiền lương cho đồng nghiệp, nếu không bạn sẽ phải chịu trách nhiệm. Vì vậy tôi sẽ trực tiếp từ chối trả lời câu hỏi này.
Ứng viên thứ hai là một cô gái, cô trả lời: "Tôi sẽ đổi chủ đề, dù nhân viên cũ có hỏi về lương thế nào, tôi cũng sẽ khéo léo đổi sang chủ đề khác. Điều này đủ chứng tỏ tôi không muốn trả lời câu hỏi này. Nếu nhân viên cũ vẫn dứt hỏi về mức lương, tôi sẽ nói ra một mức lương thấp hơn thực tế một chút”.
(Ảnh minh họa)
Ứng viên thứ ba là một sinh viên đại học, anh ta suy nghĩ nhiều lần rồi trả lời: “Làm thế nào để từ chối một cách lịch sự? Tôi nghĩ giải pháp tốt nhất là đưa ra một câu trả lời mơ hồ, vì dù sao tôi cũng là nhân viên mới nên tôi nghĩ rằng sẽ trả lời rằng: “lương của nhân viên mới không có gì đáng nói, chắc chắn không cao bằng nhân viên cũ rồi”. Trả lời theo cách này giúp người nhân viên cũ không cảm thấy bị từ chối, cũng như họ có thể sẽ thấy lương họ vẫn rất ổn, đồng thời không vi phạm nội quy công ty, có thể nói là một mũi tên trúng hai đích”.
Sau khi nghe câu trả lời của cậu sinh viên đại học, người phỏng vấn cũng quyết định tuyển dụng anh ta. Ngoài ra, câu trả lời của cô gái thứ hai cũng tốt nên cả cậu sinh viên đại học và cô gái đều được tuyển dụng.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)