Khi nói đến người mà Tôn Ngộ Không sợ nhất, phản ứng đầu tiên của một số người chắc chắn sẽ nói rằng đó là Bồ Đề Tổ Sư, Ngọc Hoàng, Như Lai hay thậm chí là Đường Tăng.
Tôn Ngộ Không dám một mình đại náo Tam giới, là người không sợ trời không sợ đất, liệu có sợ ai không?
Trên thực tế, Tôn Ngộ Không không phải sợ hãi sư phụ của mình - Tổ sư Bồ Đề, mà là sự kính trọng. Nếu không, Tổ Bồ Đề sẽ không uy hiếp hắn không được nhận là đệ tử của ngài. Sau khi rời núi, Tôn Ngộ Không đã giữ lời hứa nên trong khắp Tam giới từ Như Lai đến các thần tiên đều không ai biết đến sự tồn tại của Bồ Đề Tổ Sư.
Không cần phải nói, Ngọc Hoàng là người rất có thực lực mới có thể cai quản của Tam giới. Khi Như Lai khuất phục Tôn Ngộ Không, ngài nhấn mạnh rằng Ngọc Hoàng là một người tu tiên tới 1550 kiếp, mỗi kiếp đều nhiều năm. Thế nhưng, dường như Tôn Ngộ Không không hề sợ Ngọc Hoàng. Trong hành trình đi thỉnh kinh, nhiều lần Tôn Ngộ Không còn đến đối chất với Ngọc Hoàng khi không cho phép mưa ở huyện Phượng Tiên trong ba năm, thậm chí còn muốn kéo ngài xuống trần gian để giải thích rõ ràng cho mọi người.
Đối với Như Lai, ngay từ khi gặp nhau lần đầu ở thiên đình, Tôn Ngộ Không cũng không hề sợ hãi dù biết thân thế của ngài. Về thủ đoạn đánh bại Tôn Ngộ Không của Như Lai, Đại Thánh luôn không bị thuyết phục. Chỉ là sau khi đi thỉnh kinh, Như Lai là cấp trên trực tiếp nên Tôn Ngộ Không có phần không còn kiêu ngạo như trước nữa. Tuy nhiên, suốt hành trình đi thỉnh kinh Tôn Ngộ Không cũng nhiều lần tranh luận tay đôi, đối chất với Như Lai. Điển hình như ở kiếp nạn núi Sư Đà lĩnh đánh nhau với Đại Bàng Tinh Kim Sí Điểu. Ngộ Không đã đối chất với Như Lai vì Đại Bàng Tinh Kim Sí Điểu là người nhà của Như Lai.
Về phần Đường Tăng, mặc dù có khẩn chú kim cô khiến Tôn Ngộ Không đau đớn sống không bằng chết. Nhưng chỉ cần Tôn Ngộ Không không phạm sai lầm thì Đường Tăng cũng không thể làm gì hắn.
Tạo hình thầy trò Đường Tăng trong phim "Tây Du Ký" (1986).
Điều Tôn Ngộ Không sợ và bực tức hơn là Đường Tăng đã đuổi hắn dù đã đi được nửa chừng chặng đường thỉnh kinh. Điều này đã lãng phí thời gian và sức lực của Tôn Ngộ Không cho trong một thời gian dài sau khi đi quyết tâm bái Phật cầu kinh. Hơn nữa hắn đã nhận được lời hứa cá nhân từ Như Lai, lại được Quán Thế Âm Bồ Tát đích thân hộ trì. Tôn Ngộ Không cũng từng đe dọa Đường Tăng, cho nên hắn dường như cũng hề sợ hãi sư phụ của mình, thay vào đó hắn là người gánh nhiều trách nhiệm, biết giữ lời hứa và biết báo ơn.
Vậy Tôn Ngộ Không sợ ai? Người đầu tiên là Chấn Nguyên Tử. Trên hành trình đi thỉnh kinh Phật, người duy nhất có thể dùng sức mạnh của mình bắt gọn cả đoàn thầy trò Đường Tăng trong giây lát mà vẫn thành công lần thứ hai khi thử lại thủ đoạn tương tự, chính là Chấn Nguyên Tử.
Sau khi Tôn Ngộ Không đánh đổ cây nhân sâm quả, muốn thi triển thần thông để trốn thoát nhưng bị Chấn Nguyên Tử bắt. Trong nguyên tác, Trấn Nguyên Tử thẳng thắn nói: "Ta cũng biết ngươi thần thông quảng đại. Song bởi ngươi vô lễ quá, dầu hay biến hóa cũng ra không khỏi tay áo ta. Vậy ngươi đi với ta đến Tây Phương ra mắt Như Lai, thử coi ngài xử ngươi phải bồi thường cây nhân sâm cho ta chăng? Không lẽ ngươi ngang tàng, mà cãi lẽ cho đặng". Từ câu nói này cho thấy Chấn Nguyên Tử có thể bắt gọn Tôn Ngộ Không chỉ bằng tay áo dù hắn có biến hóa đến đâu hay cưỡi cân đẩu vân xa mấy. Thậm chí ngay cả Như Lai, Chấn Nguyên Tử cũng sẵn sàng đối chất để đòi đạo lý.
Trước sức ép của Chấn Nguyên Tử, Tôn Ngộ Không chỉ có thể lang thang khắp chân trời góc bể để tìm thuốc chữa cây. Hắn đã đến Tam Tinh, Cổ Lão và Đông Hoa Đế để cầu cứu nhưng không tìm được gì. Tôn Ngộ Không uy nghiêm từng công khai ăn trộm đào, bây giờ lại bị Chấn Nguyên Tử ép đi khắp nơi tìm kiếm sự giúp đỡ, thật xấu hổ và đau khổ. Rõ ràng dù rất thông minh nhưng Tôn Ngộ Không vẫn bị Chấn Nguyên Tử nắm được điểm yếu. Chấn Nguyên Tử biết Tôn Ngộ Không là người có trách nhiệm, luôn giữ lời hứa, trượng nghĩa nên dùng sư phụ và hai sư đệ để làm con tin gây sức ép cho hắn. Cuối cùng, Quán Âm Bồ Tát đích thân ra tay, dùng nước cam lồ để cứu cây cứu quả. Sau khi cây quý được sống lại, Chấn Nguyên Tử thâm chí còn không màng danh tính là ông tổ của dòng Địa tiên, kết bái huynh đệ với Tôn Ngộ Không.
So với Chấn Nguyên Tử, thứ mà Tôn Ngộ Không sợ nhất chính là Lục Nhĩ Mỹ Hầu. Trong nguyên tác đã phân tích, Lục Nhĩ Mỹ Hầu chính là tâm thứ hai của Tôn Ngộ Không, tức là tà tâm và nội ma của chính hắn.
Khi Như Lai dùng chú lục tự để trấn áp hắn dưới núi Ngũ hành, chẳng phải hắn đã trấn áp được nội ma của mình sao? Vì sự vô tâm của Đường Tăng khi không tin đại đệ tử, chỉ tin yêu quái mà đuổi hắn rời khỏi đội thỉnh kinh, những ý nghĩ xấu xa ẩn sâu trong lòng Tôn Ngộ Không đã được khơi dậy. Nhưng với sự giúp đỡ của Như Lai, Tôn Ngộ Không đã đánh bại được Lục Nhĩ Mỹ Hầu.
Thực ra, chẳng phải kẻ thù lớn nhất của chúng ta là chính chúng ta sao? Chỉ khi rèn luyện bản thân đủ mạnh, bạn mới có thể giành được nhiều lợi ích hơn, và bằng cách không ngừng vượt qua sự lưỡng lự của bản thân, bạn mới có thể đạt được thành công tốt hơn. Cũng giống như Tôn Ngộ Không có thể trở thành một vị Phật, hắn không đánh bại người khác mà đánh bại chính mình!
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)