Giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn là một trong những đức tính truyền thống được răn dạy qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, có một số quy tắc ẩn bạn nên biết, tránh để việc tốt biến thành điều xấu. Trong đó người thông minh thường từ chối giúp đỡ những trường hợp sau:
Người thiếu nghị lực
Nếu một người sống cạnh bạn có tiếng là hay bỏ cuộc giữa chừng, nên tránh xa thay vì cố thay đổi họ. Không có lòng tốt hay sự động viên nào có thể khiến họ thay đổi vì đã mắc kẹt trong "tâm lý thất bại". Họ tin mình luôn thua cuộc hoặc nghĩ muốn thành công phải vất vả làm việc, thà "bỏ cuộc từ đầu còn hơn".
Dù là mối quan hệ, sự nghiệp hay mục tiêu cá nhân, họ không thể cam kết bất cứ điều gì. Họ sống không ổn định, không nhất quán, không động lực và thưởng chỉ có vẻ nỗ lực ở giai đoạn đầu.
Nên tránh giúp đỡ những người sống thiếu nghị lực (Ảnh minh họa Al).
Kẻ "như ong, như cáo"
Người không biết tri ân thường bạc tình bạc nghĩa. Bạn giúp người ấy một trăm lần, người ấy coi như đương nhiên. Nhưng một ngày nào đó, bạn không giúp người ấy dù chỉ một lần, người ấy sẽ lập tức ghi thù, oán hận và than trách.
Tự nguyện cống hiến là một điều tuyệt vời. Nhưng tuổi trẻ có hạn, sức người cũng không phải vô biên. Bạn chỉ nên cống hiến cho Tổ quốc, cho gia đình người thân, cho cuộc đời chính mình, cho những tri kỷ trọn tình trọng nghĩa.
Đừng lãng phí tâm huyết với những kẻ không có lòng biết ơn. Điều đó không khác gì "nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà". Một ngày nào đó, bạn sẽ bị tổn thương vì chính lòng tốt mình từng tặng ra ngoài.
Không giúp đỡ mà không có mục đích và nguyên tắc
Những việc không có mấu chốt, không có nguyên tắc thường liên quan đến vi phạm nguyên tắc làm người, thậm chí vi phạm pháp luật, cho nên nhất định không được làm. Đồng thời, hãy tránh xa những người như vậy vì bạn có thể bị liên lụy bất cứ lúc nào.
Có rất nhiều người chơi với bạn chỉ vì bạn có tiền. Mục đích của họ khi làm bất kì việc gì cũng là tiền. Để đạt được mục đích, họ sẵn sàng đổi trắng thay đen cũng như phản bội. Bất kể là nặng hay nhẹ, bạn cũng có thể trở thành nạn nhân của những người như thế.
(Ảnh minh họa)
Không giúp những việc nằm ngoài giới hạn
Làm người và làm việc đều phải có nguyên tắc và giới hạn, dù thế nào cũng hãy kiên định với ý định ban đầu của mình. Khả năng của mỗi người là có hạn, có một số việc không thể tự mình làm được. Đừng vì "sĩ diện" mà gồng mình, gắng sức làm thỏa mãn người khác. Thói quen này chỉ khiến cuộc sống của bạn ngày một lùi bước, đồng thời sẽ phải trả một cái giá tương đối đắt.
Giúp người khác nhưng lại khiến mình rơi vào hoàn cảnh khó khăn khổ sở, đôi khi thậm chí còn cần nhiều người hơn để giúp bạn, mang lại phiền phức cho thêm nhiều người, vậy là mất đi ý nghĩa của sự giúp đỡ. Giúp người như vậy sẽ trở thành một gánh nặng cho cả bạn cũng như đối phương.
Tránh xa người có "tư duy nạn nhân"
(Ảnh minh họa)
Kiểu người này có một biểu hiện chung đó là luôn đổ lỗi cho tất cả mọi người, đặc biệt khi mọi thứ diễn ra không như ý. Ai cũng có lỗi sai, trừ bản thân họ. Họ luôn tìm cách bào chữa cho hành vi xấu xí của mình. Thiếu sự trưởng thành về cảm xúc khiến họ chẳng thể nhận ra sai lầm và tự chịu trách nhiệm.
Ở một khía cạnh khác, họ cũng là người tự cao tự đại, ích kỷ, luôn nghĩ mình biết mọi thứ, hoàn hảo và không cần phải thay đổi hay cải thiện điều gì. Trên thực tế, rất nhiều trong số đó cho rằng những người khác cần cố gắng để tốt lên, tuyệt nhiên không phải mình.
Họ kiêu căng và bảo thủ đến nỗi khi có người chỉ ra khuyết điểm của mình sẽ phòng thủ và nổi cáu. Những người này không muốn thay đổi, luôn sợ mình kém hoàn hảo và sợ phải đối mặt với nỗi bất an trong lòng. Và dù bạn có cố gắng thế nào đi nữa, họ cũng sẽ không bao giờ thay đổi. Bởi trong mắt mình, họ luôn là người vô tội, là người đúng nhất.
A.Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)