Một nghiên cứu của các nhà tâm lý học của Viện Liệu pháp Gestalt (Moskva, Nga) đã đưa ra các luận điểm giải thích cho việc tại sao người học kém lại thành công:
Không quan tâm đến điểm số
Với nhiều người học sinh giỏi thì điểm số chính là biểu hiện của thành công. Với họ thì đạt điểm cao chính là một thành tựu. Thế nhưng thực tế thì điểm số chỉ mang tính chủ quan, nó chẳng hề phụ thuộc vào kiến thức mà các yếu tố khác như giáo viên hay tâm trạng của học sinh.
Học sinh dở không quan tâm đến điểm số, cũng không quan tâm đến sự thừa nhận của người khác. Họ hài lòng với những gì mình làm được.
Không làm mọi thứ một mình
Những người giỏi lúc nào nghĩ muốn làm gì thì họ sẽ tự mình làm, họ quen với việc tự làm mọi việc, kiểm soát mọi thứ.
Trong khi đó học sinh kém sẽ biết tận dụng người khác để có thứ mình muốn. Khi trưởng thành, người luôn tự làm mọi việc sẽ khiến bản thân kiệt sức, trong khi người khác biết cách phân chia nhiệm vụ cho cấp dưới.
Cho phép mình không hoàn hảo
Nhiều người nghĩ tôi phải làm việc thật tốt hoặc không làm gì. Nhưng cuộc sống này thật sự khắc nghiệt, làm cái gì cũng tốt là điều không thể xảy ra được. Nhiều người làm việc điên cuồng từ năm này qua năm khác để chạy theo deadline và không bao giờ có thời gian hay tự tin để làm điều mình thích.
(Ảnh minh họa)
Không dàn trải thời gian vào tất cả các môn
Học sinh kém không bao giờ làm những việc mà mình không thích, đặc biệt là các em cảm thấy nó vô nghĩa. Họ sẽ tập trung vào những thứ mình thích.
Trong khi đó học sinh giỏi sẽ cố gắng giỏi hết các mốn. Nhưng khi trưởng thành thì họ lãng phí vào những mối quan hệ chẳng đâu vào đâu.
(Ảnh minh họa)
Có những việc khác để làm ngoài bài tập về nhà
Học sinh kém thì thường dành thời gian rảnh rỗi để làm những cách mình muốn như đọc sách, chơi thể thao, chơi nhạc...Nhưng học sinh giỏi họ chẳng có thời gian nghỉ ngơi nên lúc nào căng thẳng về mặt tâm lý.
Chấp nhận thất bại
Có những người thường gặp khó khăn khi phải đối diện với thất bại. Mỗi sau lầm nhỏ đều bị coi như vấn đề lớn. Nhưng học sinh kém thường quen với việc nhận điểm kém hay điểm tốt. Với họ, điểm kém (thất bại) không phải là tận thế. Do đó khi lớn lên, họ có khả năng giải quyết căng thẳng tốt hơn và lấy lại tinh thần sau khi mắc sai lầm.
(Ảnh minh họa)
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)