Từ lâu, người ta tin rằng người Ai Cập cổ đại đã sử dụng phương pháp ướp xác như một cách để bảo quản thi thể sau khi chết. Tuy nhiên, một cuộc triển lãm bảo tàng sắp tới cho thấy điều đó không bao giờ xảy ra, và thay vào đó, kỹ thuật chôn cất công phu như vậy hóa ra là một cách để hướng dẫn người quá cố đến với thần thánh.
Các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Manchester của Đại học Manchester ở Anh đã nêu bật sai lầm phổ biến như là một phần của việc chuẩn bị cho cuộc triển lãm mang tên “Xác ướp vàng của Ai Cập” sẽ được diễn ra vào đầu năm nay.
Xác ướp của một phụ nữ tên Isaious, con gái của Demetrios. Ảnh: Bảo tàng Manchester.
Theo ông Campbell Price, người phụ trách về Ai Cập và Sudan của bảo cho biết quan niệm sai lầm này bắt đầu từ phương Tây với các nhà nghiên cứu thời Victoria (thời đại trị vì của nữ hoàng Victoria từ năm 1837 đến 1901). Những người này cho rằng người Ai Cập cổ đại đang bảo quản xác chết của họ theo cách tương tự như cách người ta bảo quản cá. Lý luận của họ là gì? Cả hai quy trình đều chứa một thành phần giống nhau: muối.
Tuy nhiên, chất mặn mà người Ai Cập cổ đại sử dụng khác với muối được sử dụng để bảo quản sản phẩm đánh bắt trong ngày. Được gọi là natron, khoáng chất tự nhiên này (hỗn hợp của natri cacbonat, natri bicacbonat, natri clorua và natri sunfat) có nhiều quanh các lòng hồ gần sông Nile và được dùng làm nguyên liệu chính trong quá trình ướp xác.
Theo ông Price, natron đã được sử dụng trong các nghi lễ đền thờ các bức tượng của các vị thần. Nó được dùng để tẩy rửa.
Price nói rằng một vật liệu khác thường được sử dụng với xác ướp là hương, thứ cũng được dùng như một món quà cho các vị thần.
“Hãy nhìn vào nhũ hương, chúng có trong câu chuyện về Chúa Giê-su của Cơ đốc giáo và là quà tặng của ba nhà thông thái. Trong lịch sử Ai Cập cổ đại, chúng tôi đã phát hiện ra rằng chúng cũng là những món quà thích hợp cho các vị thần”, ông Price nói.
“Ngay cả từ hương trong tiếng Ai Cập cổ đại cũng là “senetjer” và nghĩa đen là “làm nên điều thiêng liêng”. Khi bạn thắp hương trong một ngôi đền, điều đó là phù hợp vì đó là ngôi nhà của một vị thần và làm cho không gian trở nên thiêng liêng. Nhưng sau đó khi bạn sử dụng nhựa trầm hương trên cơ thể, bạn đang làm cho cơ thể trở nên thần thánh và trở thành một "sinh vật" thần thánh. Bạn không nhất thiết phải bảo quản nó”, ông Price nói thêm.
Giống như người Ai Cập, các nhà nghiên cứu thời Victoria cũng tin rằng người chết sẽ cần thi thể của họ ở thế giới bên kia, điều này càng làm tăng thêm sự tin cậy cho sự hiểu lầm về ướp xác.
Vào thời đó, ý tưởng về việc cơ thể con người cần được hòan thiện ở thế giới bên kia. Điều này bao gồm cả việc loại bỏ các cơ quan nội tạng. Nhưng thực ra, điều đó có thể có ý nghĩa sâu sắc hơn và về cơ bản là biến cơ thể thành một bức tượng thần vì người chết đã được biến đổi.
Các nhà khảo cổ học thường tìm thấy những xác ướp được đặt cùng với một chiếc quách cho thấy chân dung của người quá cố.
Trong tiếng Anh, mặt nạ là thứ che khuất danh tính của bạn nhưng một bức chân dung lại tiết lộ danh tính. Những đồ vật và mặt nạ đó mang lại hình ảnh lý tưởng cho hình dạng thần thánh.
Là một phần của cuộc triển lãm, bảo tàng sẽ trưng bày một số mặt nạ chôn cất và quan tài liên quan đến việc chôn cất của người Ai Cập cổ đại, cung cấp thêm bằng chứng về ý định ban đầu của ướp xác.
“Những xác ướp vàng của Ai Cập” sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Manchester bắt đầu từ ngày 18/2/2023. Bảo tàng cũng đã xuất bản một cuốn sách với tựa đề tương tự do ông Price viết để đồng hành cùng triển lãm sắp tới.
Thanh Ngọc (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)