“Tây Du Ký” là tác phẩm của Ngô Thừa Ân, được nằm trong danh sách 4 quyển tiểu thuyết nổi tiếng Trung Quốc. Nội dung của nó kể về câu chuyện 4 thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh trong bối cảnh thời nhà Đường.
Cốt truyện của “Tây Du Ký” xoay quanh những kiếp nạn mà Đường Tam Tạng và những đồ đệ của mình phải trải qua. Mặc dù câu chuyện mang nhiều yếu tố “kỳ ảo”, song những bài học được gửi gắm ở đó là hoàn toàn có thật.
(Ảnh minh họa)
Để đến được Tây Thiên thỉnh kinh, Đường Tam Tạng và 3 đồ đệ của mình phải trải qua 81 kiếp nạn. Bốn nhân vật chính trong câu chuyện có những tính cách khác nhau.
Cụ thể, Đường Tăng là biểu tượng cho nhân sinh, là đại diện tinh thần tích cực, Tôn Ngộ Không là đại biểu sức mạnh, Sa Tăng là sự chân thành kiên nhẫn. Trong khi đó, Trư Bát Giới là đại diện của dục vọng và lòng tham của con người.
(Ảnh minh họa)
500 năm dưới núi Ngũ Hành, may mắn được Đường Tăng thu nhận làm đại đệ tử. Tôn Ngộ Không ngay lập tức phò tá sư phụ bắt đầu chuyến hành trình sang Tây Thiên thỉnh kinh.
Mới rời khỏi Ngũ Hành Sơn, Tôn Ngộ Không trên đường huênh hoang về tài năng của mình, y bảo: "Có cả rồng con cũng không sợ", xuống núi, lão Tôn đại khai sát giới một gậy đoạt mạng 6 dân thường.
(Ảnh minh họa)
Chuyện là 2 thầy trò tá túc trong 1 nhà dân có ông lão và cậu bé ở một căn nhà nhỏ trên sườn núi, đột nhiên có 6 tên cường đạo cướp của nhiều lần đến quấy rối, không nhẫn nhịn nổi. 6 người dân kia vốn là cường đạo chuyên cướp bóc dân lành. Đáng lẽ chỉ cần doạ cho chúng sợ thế nhưng vốn pháp lực cao cường lại chưa thành thục khả năng tiết chế bản thân nên Tôn Ngộ Không rơi vào cảnh sát sinh.
Chứng kiến cảnh đệ tử thẳng tay đoạt mạng người khác, Đường Tăng vô cùng bất ngờ. Vị cao tăng đã giáo huấn đồ đệ của mình rằng: "Đã nghe ta, làm đồ đệ của ta thì không được sát sinh. Ngươi làm như vậy làm sao đến được đất Tây Thiên bái Phật. Nhà ngươi chẳng nghĩ phải trái giết tất cả, không có một lòng từ bi hiếu sinh nào. Ác quá".
Nếu chỉ theo dõi các tình tiết trên phim truyền hình, khán giả sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa đằng sau đó. Thực chất 6 tên cường đạo này là do 6 con yêu quái hóa thành.
(Ảnh minh họa)
Đặc biệt hơn cả, tên của chúng lần lượt là: Nhãn Khán Hỷ (Mắt thấy mừng), Nhĩ Thính Nộ (Tai nghe giận), Tỵ Khứu Ái (Mũi ngửi thích), Thiệt Thường Tư (Lưỡi nếm nghĩ), Thân Bổn Ưu (Thân vốn lo), Ý Kiến Dục (Ý thấy muốn).
Hay nói cách khác, khi ghép tên 6 tên cướp này lại, ta thu được lục căn. Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý và thân là đại diện cho sáu căn cơ của con người trong Phật giáo.
Theo quan điểm của đạo Phật, con người ta muốn đắc đạo thì lục căn phải thanh tịnh, nếu chấp trước vào những thứ phàm phu thì không thể thành Phật. Việc Tôn Ngộ Không thẳng tay trừng trị 6 tên cướp này thực ra có ngụ ý là cắt đứt sáu giác quan.
(Ảnh minh họa)
Để khắc chế Ngộ Không, nên Quan Âm Bồ Tát đã tặng vòng kim cô và cả câu thần chú để thít chặt chiếc vòng trên đầu Ngộ Không ngụ ý muốn thầy trò Đường Tăng thấu hiểu, nương tựa vào nhau mà hoàn thành đại sự.
Từ xưa đến nay, những điều khó đạt được ấy mới khiến người ta trân trọng suốt đời.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)