Nguồn gốc của ngày Đông Chí
Theo Thiên Văn học phương Tây, Đông Chí là ngày bắt đầu của mùa đông ở Bắc bán cầu và bắt đầu mùa hè ở Nam bán cầu. Còn theo quan niệm của người phương Đông, ngày Đông Chí là những ngày ở giữa mùa đông.
Ngày Đông Chí có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, đây là một trong những yếu tố giúp người Trung Quốc xác định ngày tết Nguyên Đán của mình. Theo sử sách của Trung Quốc, ở thời phong kiến, vào ngày Đông Chí Vua Chúa sẽ mở tiệc trong vòng 5 ngày còn các gia đình dân thường sẽ quây quần bên nhau ăn uống, múa hát.
Các món thịt và rượu chính là các thực phẩm sẽ giúp làm ấm cơ thể và món ăn phổ biến vào ngày này sẽ là bánh bao hấp và hoành thánh
Vào ngày Đông chí, nhiều gia đình vẫn có thói quen cúng tế tổ tiên, ông bà với món “chè trôi nước” mang ý nghĩa “đoàn viên, đoàn tụ”
Tại nước ta, ngày Đông chí chỉ là một mốc thời gian chứ không mang ý nghĩa đặc sắc gì nên thường không có lễ hội hay truyền thống nào được diễn ra trong ngày này.
Ngày Đông chí là ngày gì?
Theo lịch Trung Quốc cổ đại, Ngày Đông chí (tiết Đông chí) là ngày ttiết khí khởi đầu bằng điểm giữa của mùa đông, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch.
Theo khoa học phương Tây, điểm bắt đầu của đông chí trùng với điểm hạ chí ở bên kia bán cầu nam. Đây là thời điểm mà Mặt Trời xuống tới điểm thấp nhất về phía nam trên bầu trời để sau đó bắt đầu quay trở lại phía Bắc .
Theo thuật ngữ thiên văn học của phương Tây, ngày Đông chí là thời điểm có liên quan đến vị trí của hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nó là lúc Mặt Trời nằm tại kinh độ 270 độ ở Bắc bán cầu, và cũng là ngày bắt đầu mùa đông tại Bắc Bán cầu và ngày bắt đầu mùa hè tại Nam bán cầu.
Theo quy ước, Ngày Đông chí là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 21 hay 22/12 khi kết thúc tiết đại tuyết và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết tiểu hàn bắt đầu.
Trong năm, ngày chí diễn ra 2 lần, một vào mùa hè được gọi là ngày Hạ chí vào tháng 6, và một còn lại vào mùa đông được gọi là ngày Đông chí vào tháng 12.
Đối với nhiều nước trên thế giới, ngày Đông Chí cũng rất đặc biệt và náo nhiệt. Có rất nhiều lễ hội được diễn ra vào ngày này như lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaa, lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, lễ hội Hanukkah, lễ hội Huma Light…
Theo phong thủy tử vi ngày Đông Chí ứng với quẻ Phục trong Kinh Dịch. Quẻ này có nghĩa là sự hồi phục và phát triển. Bên cạnh đó, Đông Chí rơi vào ngày 21 hoặc 22/12 đến ngày 05/02 dương lịch (khoảng giữa tháng 11 âm lịch), thời gian này hành Thủy rất vượng. Do đó, những ai thuộc hành này có thể phát triển sự nghiệp vào những ngày Đông Chí.
Đông chí 2019 là ngày nào?
Theo quy ước, tiết khí Đông Chí của tất cả các năm nói chung và năm 2019 nói riêng được bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22/12 và kết thức vào ngày 5/2/2020.
Ngày đầu tiên của Đông Chí, kinh độ Mặt Trời bằng 270 độ ở Bán cầu bắc và tiết Đông Chí được xác định vào đúng 12 giờ trưa của hôm đó.
Ngày Đông chí có gì đặc biệt?
Ngày Đông chí là ngày mà thời gian ban đêm dài nhất trong năm ở bán cầu bắc, là ngày mà thời gian ban đêm ngắn nhất ở bán cầu nam.
Ngoài ra, đây là thời điểm có liên quan đến vị trí của hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Đó là lúc kinh độ Mặt Trời bằng 270 độ ở Bắc bán cầu và cũng là ngày bắt đầu mùa đông tại Bắc bán cầu.
Theo phương Tây, ngày này đánh dấu sự bắt đầu của mùa đông ở bán cầu bắc và sự bắt đầu của mùa hè của bán cầu nam do tại thời điểm này mặt trời xuống tới điểm thấp nhất về phía Nam trên bầu trời và bắt đầu quay trở lại phía Bắc. Lúc này Trái Đất sẽ nghiêng 23,5 độ so với mặt phẳng hoàng đạo và bán cầu nam của Trái Đất nghiêng về mặt trời nhiều nhất.
VD (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)