Lịch sử triều Thanh tổng cộng có 12 đời hoàng đế, trong đó vị vua phong lưu đa tình nhất chính là Càn Long. Trong cuộc đời của vua Càn Long đã để lại rất nhiều giai thoại liên quan tới mỹ nhân, còn hậu cung của ông lại hội tụ các tuyệt sắc giai nhân đến từ khắp tứ phương. Khi Càn Long đã về già, ông vẫn tuyển vào trong cung nhiều nữ tử làm phi tần, trong đó có một cô gái, năm ấy nàng 19 tuổi đã gả cho vị hoàng đế 66 tuổi. Thẻ bài của nàng cũng bị lật tới nát luôn mà vẫn chẳng thể mang thai, đến ngày sinh nhật thì bị dọa tới chết sững.
Người con gái ấy chính là Tuần Quý Phi, cô sinh vào năm Càn Long thứ 23, thân phận vô cùng tôn quý, cha cô làm tới chức Tổng Đốc, gia đình vô cùng quyền lực. Dựa theo quy định năm ấy, phàm là nữ tử con nhà quan lại trong triều đã tới tuổi cập kê thì phải tham gia vào tuyển phi cho hoàng đế, trước đó không được phép tự ý đặt hôn ước. Thế nên, năm Càn Long thứ 41, khi đó Càn Long đã 66 tuổi, đã tổ chức tuyển chọn phi tần lần cuối cùng cho mình. Năm ấy, nàng 19 tuổi, đứng giữa bao nhiêu người con gái, nàng đã lọt vào mắt xanh của Hoàng đế, cứ như thế vào cung một cách thuận lợi.
(Ảnh minh họa)
Vừa mới vào cung nàng đã được sủng ái vô cùng, Hoàng đế hạ lệnh sắc phong nàng làm “Quý Nhân”, điều này đối với một cô gái mới vào cung mà nói thì đó là một thân phận vô cùng cao quý. Từ khi có người xinh đẹp trẻ trung như nàng ở bên, hoàng đế dường như ngày nào cũng lật thẻ của nàng, thẻ cũng sắp bị lật tới nát luôn rồi. Không lâu sau, Hoàng đế lại sắc phong nàng làm “Tuần Tần”, có thể thấy hoàng đế đối với nàng không hề bình thường. Khắp nơi ai cũng biết, cả đời vua Càn Long có vô số phi tần, những người con gái này cũng sinh cho ông không ít hoàng tử. Nhưng đáng tiếc là, rất nhiều hoàng tử chưa lớn thì đã chết yểu, điều này trở thành một nỗi đau lớn trong lòng Càn Long. Cho tới những năm cuối đời, Càn Long vẫn luôn mong các phi tần có thể sinh con đẻ cái thật nhiều cho mình.
(Ảnh minh họa)
Từ khi có Tuần Tần trẻ trung vào cung, Càn Long lại càng đặt nhiều hy vọng vào nàng, thường xuyên cho gọi nàng ở bên cạnh mình, hy vọng nàng có thể sinh cho mình một đứa con. Có nhiều người sẽ cho rằng một ông vua đã hơn 60 tuổi rồi, già như vậy rồi mà vẫn muốn sinh con đẻ cái, quả thực đúng là suy nghĩ hoang đường, khó mà thực hiện được. Nhưng thực tế lại khiến người ta kinh ngạc, theo ghi chép trong sách sử, năm Càn Long 65 tuổi vẫn còn có được một cô con gái, thế nên có thể thấy suy nghĩ này của Càn Long hoàn toàn có khả thi. Nhưng Tuần Tần đắc sủng như vậy lại không thể mang thai, cho dù nhận được nhiều ân sủng nhưng cho tới lúc chết cũng không thể sinh một đứa con. Vì thế, thời gian lâu dần, Hoàng đế vô cùng thất vọng về nàng, chẳng muốn sủng ái nàng nữa, cứ như thế nàng bị thất sủng.
(Ảnh minh họa)
Sau đó, trước khi Càn Long thoái vị, để trao thưởng cho hậu cung, vì thế nên đã nâng bậc cho tất cả các phi tần của mình lên một bậc, thế nên nàng mới có được chức vị “Tuần phi”. Sau này, vào sinh nhật tuổi 40 của bà, hoàng đế Gia Khánh đã đăng cơ. Theo quy tắc nơi hậu cung, Nội vụ phủ theo lẽ phải chuẩn bị quà sinh nhật. Nhưng chẳng ngờ, người trong cung làm việc không tốt đã mang quà sinh nhật mang tới tẩm cung của bà trước. Vua Gia Khánh biết chuyện thì tức giận, trừng trị nghiêm những người có liên quan.
(Ảnh minh họa)
Tuy Tuần Phi không có liên quan nhiều tới chuyện này nhưng suốt ngày cứ vì chuyện này mà nơm nớp lo sợ, sau này lại bị hù dọa chết ngay trong sinh nhật của mình, hưởng thọ 40 tuổi. Sau khi bà qua đời, hoàng đế cảm thấy vô cùng cắn rứt, thế nên đã truy phong cho bà làm “Quý phi”, đồng thời tiến hành an táng cho bà theo nghi thức với cấp bậc tương đương. Nhưng cho dù có làm nhiều việc đến mấy thì cũng chẳng có tác dụng gì nữa.
Vũ Phong (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)