Long Tôn Môn nằm ở phía tây của Quảng trường Càn Thanh Môn, là lối đi quan trọng nối Ngoại Triều và Nội Đình ở trục đông, đối xứng với Cảnh Vận Môn qua trục trung tâm, đồng thời hình dáng và quy chế đều tương tự Cảnh Vận Môn. Tất cả các vương công đại thần nếu không có chỉ tuyên triệu thì không được phép tự tiện tiến vào Long Tong Môn.
Bởi vì các Hoàng đế nhà Thanh thường chuyện cuộc sống ở các trang viên Hoàng gia nên các đời Hoàng đế đều mất bên ngoài Tử Cấm Thành, vì vậy quan tài đều được nghênh đón vào Nội Đình qua Long Tông Môn, lại tổ chức trai giới khóc tang ngay bên trong.
Nếu như bạn đi qua Long Tông Môn trong Tử Cấm Thành sẽ phát hiện ra trên tấm biển nơi đây có điểm khác lạ, nhìn kỹ càng sẽ thấy được bên cạnh tấm biển vào có găm một mũi tên màu đen. Được biết, mũi tên này đã cắm ở đó trên 200 năm, vậy thực hư chuyện này là gì? Vì sao các vị Hoàng đế lại đồng ý để một mũi tên cắm tại vị trí quyền uy như vậy?
Theo ghi chép, vào giữa và cuối triều đại nhà Thanh, có một nhóm tự xưng là "Bạch Liên Giáo". Họ gồm những nông dân muốn nổi dậy và lật đổ chính quyền. Vì vậy, triều đình lúc bấy giờ coi đây là tà giáo hay kẻ phản nghịch. Vào năm Gia Khánh thứ mười tám, Lâm Thanh tự xưng người đứng đầu môn phái Bạch Liên Giáo, đã lên kế hoạch và lãnh đạo một cuộc tấn công vào cung điện.
Khi đó, Hoàng đế Gia Khánh không có ở kinh thành. Thái tử Miên Ninh (sau này là hoàng đế Đạo Quang) thì nhận được thông báo có người xâm phạm. Ngay sau đó, một trận hỗn chiến đẫm máu xảy ra tại Long Tông Môn. Trong trận chiến đó, một mũi tên tình cờ bắn vào Long Tông Môn. Do số lượng người quá ít, đa phần lại chỉ là những người dân cầm vũ khí, chưa trải qua trận đánh đối kháng nào, vì vậy họ sớm thua cuộc.
Sau khi Hoàng đế Gia Khánh trở về, biết sự tình và thấy mũi tên trên tấm biển, ông đã ra lệnh không cho ai được gỡ nó xuống. Ông coi đó như một lời nhắc nhở để thức tỉnh bản thân phải luôn tỉnh táo, giữ vững giang sơn trong mọi hoàn cảnh.
Mặc dù nhiều triều thần đã đề nghị rút mũi tên xuống trong nhiều năm, nhưng tất cả đều bị Gia Khánh từ chối. Thậm chí ông còn ra lệnh ai dám rút nó xuống sẽ bị xử tử. Vì vậy, mũi tên này đã được lưu giữ trên tấm bảng hơn 200 năm.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)