Đảm bảo phòng được đóng kín
Điều hòa hoạt động hiệu quả hơn trong việc làm mát nhiệt độ phòng khi phòng được đóng cửa đúng cách. Có nghĩa là, nếu có cửa ra vào, cửa sổ hoặc lỗ thông hơi bị mở, không khí làm mát bị rò rỉ ra ngoài, không khí nóng tràn vào khiến điều hòa sẽ phải hoạt động hết năng suất nhưng cũng không đạt hiệu quả. Do đó, hãy đảm bảo phòng được đóng kín và tránh để không khí nóng bên ngoài tràn vào khi bật điều hòa.
Đặt nhiệt độ từ 23-25 độ C
Nhiệt độ bạn đặt càng thấp, máy điều hòa càng khó hoạt động để đạt đến điểm nhiệt độ bạn muốn. Vì vậy, nếu không muốn hóa đơn tiền điện tăng thì bạn không nên điều chỉnh điều hòa ở nhiệt độ dưới 23 độ C. Nên đặt điều hòa ở nhiệt độ 23-25 độ C là phù hợp.
Chọn chế độ khô
Thường có nhiều loại chế độ khác nhau trên máy điều hòa, chẳng hạn như mát thì có chức năng làm mát và làm khô có chức năng giảm độ ẩm không khí. Chế độ làm mát thường sẽ khiến cho máy điều hòa làm việc vất vả hơn và cần nhiều năng lượng điện. Do đó, hãy chọn chế độ khô để tiết kiệm năng lượng.
Thỉnh thoảng bạn có thể chọn chế độ mát khi bên ngoài trời rất nóng, nhưng đừng quên chuyển sang chế độ làm khô khi nhiệt độ trong phòng dễ chịu.
Điều chỉnh thời lượng sử dụng nếu cần
Thói quen sử dụng điều hòa của người dùng thường không khôn ngoan. Một số người không tắt điều hòa ngay sau khi sử dụng và bật điều hòa rất lâu trước khi đi ngủ.
Tất nhiên thói quen này có thể khiến hóa đơn tiền điện tăng lên vì bật điều hòa càng lâu thì lượng tiêu thụ điện càng cao.
Thực hiện bảo trì định kỳ ba tháng một lần
Một số người không chú trọng việc bảo trì máy điều hòa đều đặn ba tháng một lần. Lý do là vì nhiều người cho rằng điều hòa vẫn sử dụng được và vẫn mát, có nghĩa là không cần bảo dưỡng nữa.
Hãy quan tâm đến việc bảo trì, bảo dưỡng điều hòa bởi việc này rất quan trọng, vừa giúp ngăn ngừa hư hỏng sớm trong khi tiết kiệm chi phí sử dụng. Nếu máy điều hòa bị bẩn sẽ làm cho công suất sử dụng điện cần thiết cũng cao hơn.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)