Dù mua bảo hiểm xe máy là bắt buộc và cần thiết nhưng nhiều người vẫn thắc mắc mua để làm gì? Và người mua được hưởng những quyền lợi nào?
Mua bảo hiểm xe máy để làm gì?
Bảo hiểm xe máy là loại giấy tờ bắt buộc cần có khi người dân tham gia giao thông bằng xe cơ giới. Loại bảo hiểm này nhằm bảo vệ về mặt tài chính cho chủ phương tiện. Người tham gia chi trả các quyền lợi khi xảy ra tai nạn dẫn tới những thiệt hại về sức khỏe. Theo đó, các đối tượng được chi trả quyền lợi bao gồm:
Xe gắn máy
Xe cơ giới
Người ngồi trên xe, người bị tai nạn/người bị thiệt hại về thân thể cho lỗi của chủ xe.
Theo quy định pháp luật hiện hành, xe cơ giới (bao gồm cả ô tô, xe mô tô, xe gắn máy) được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ.
Theo Điều 2 và 3, Nghị định 03/3021/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/3/2021, quy định về bảo hiểm xe máy nhằm bảo vệ quyền lợi về tài chính cho chủ xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) tham gia giao thông và hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam.
Tác dụng của bảo hiểm xe máy?
Hỗ trợ tài chính trong trường hợp xe bị hư hỏng, thiệt hại do tình huống ngoài tầm kiểm soát như cháy nổ, va chạm. Nếu xe bị hư hỏng trên 75% hoặc không thể sửa chữa, công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm hỗ trợ bồi thường toàn bộ giá trị thực tế của xe.
Đền bù cho bên bị nạn thiệt hại về thân thể và tài sản do lỗi của chủ xe cơ giới.
Tránh việc bị cảnh sát giao thông xử phạt vì không có bảo hiểm xe máy.
Bồi thường về tài chính đối với thiệt hại về thân thể khi tham gia giao thông cho những người ngồi trên xe máy (bao gồm cả chủ phương tiện và người ngồi sau xe).
Hạn chế tình trạng người gây tai nạn bỏ trốn do sợ phải bồi thường.
(Ảnh minh họa)
Bảo hiểm xe máy là bắt buộc
Bảo hiểm xe máy bắt buộc chính xác là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ sở hữu xe gắn máy đối với bên thứ ba (bên bị gây tai nạn). Mục đích chính của sản phẩm bảo hiểm này dùng để đảm bảo trách nhiệm của người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông và khắc phục hậu quả tai nạn cho nạn nhân.
Theo Thông tư 04/2021/TT-BTC, mức bồi thường bảo hiểm TNDS xe máy tối đa như sau:
150 triệu đồng/người/vụ tai nạn đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra.
50 triệu đồng/vụ tai nạn đối với thiệt hại về tài sản do chủ xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) gây ra.
Vì vậy, theo nhiều chuyên gia, bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe máy là một chính sách cần thiết và mang tính nhân văn.
Tại điểm a, khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định: Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe máy) còn hiệu lực thì bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
(Ảnh minh họa)
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)