Khi bản thân thực sự hấp hối, ngay cả động lực để hoài niệm về một đời người cũng dần tàn lụi. Chết có đáng sợ không? Câu trả lời chỉ có thể đến từ những người đã trải qua, nhưng họ lại không còn cơ hội để nói cho bạn biết. Việc già đi, ra đi một cách tự nhiên, có thể xem như là sự công nhận của trời đất đối với cuộc đời bạn.
Một người sẽ nghĩ gì trước khi chết? (Ảnh minh hoạ)
Những người tự cho rằng mình còn rất lâu mới chết, lại cho rằng người đang nằm trước mặt họ sẽ sợ hãi cái chết. Họ khóc lóc, nắm chặt tay, đó là khoảnh khắc bất lực và vô vọng nhất trong cuộc đời. Nhưng thực ra, người bất lực và vô vọng nhất vẫn là người sắp ra đi.
Lúc nào bạn mới thật sự đối diện với thế giới này? Có lẽ là khi người thân yêu, người quan trọng nhất của bạn rời xa, để lại một khoảng trống mênh mông trong cuộc đời bạn.
Một người ra đi sẽ để lại một khoảng trống mênh mông trong cuộc đời bạn (Ảnh minh hoạ)
Cuộc đời như một chuyến hành trình dài, đầy ắp những lần tiễn biệt. Từ thuở ấu thơ rời xa quê hương lên học, với hy vọng một ngày mai vinh quy bái tổ, đến lúc trưởng thành, mỗi năm chỉ về nhà một, hai lần, mỗi lần đều là nỗi bồi hồi xúc động. Nhìn bóng dáng cha mẹ ngóng trông từ cửa sổ xe, nước mắt cứ ứa ra, lòng đầy tiếc nuối. Rồi một ngày, cha mẹ già đi, bệnh tật ập đến, nằm trên giường bệnh, rồi ra đi... Con người ta luôn vội vã với cuộc sống, không kịp buồn thương. Lúc khóc nức nở thì một người ở trên đất, một người đã ở thiên đường.
Trước khi ra đi, con người sẽ nghĩ gì? Có thể là những việc dang dở, như lúa mì ngoài đồng chưa thu hoạch, như nồi cháo trên bếp còn đang sôi. Hay những điều nuối tiếc, như chưa bế được cháu nội, chưa đặt chân đến những vùng đất xa xôi. Người mà mình nợ nhất là ai? Giờ đây mình chỉ có thể lên thiên đường trả nợ. Người mà mình tiếc nuối nhất là ai? Như bạn đời, “Bạn đời ơi bạn đời, đi trước rồi, anh hãy sống thật tốt”. Người mà mình nhớ nhung nhất là ai? Như con cái, “Con cái ơi con cái, các con hãy mạnh mẽ, hãy sống thật tốt”.
Con người luôn vội vã trước cuộc sống xô bồ, đến khi sắp ra đi lại thấy hối hận (Ảnh minh hoạ)
Tại sao cuộc đời đầy khổ đau, con người vẫn muốn sống? Có lẽ sống đã trở thành một thói quen, một dòng chảy bất tận. Bỗng nhiên một ngày, khi cảm nhận được hơi thở cuộc sống sắp kết thúc, con người sẽ suy nghĩ rất nhiều. Nhìn lại cả cuộc đời, yêu hận tình thù, đắng cay ngọt bùi, những gì nên trải qua đều đã trải qua, xem như không còn gì hối tiếc.
Điều đáng quý nhất là, đã sống một cách nghiêm túc.
Điều vinh dự nhất là, có người quan tâm.
Điều buồn cười nhất là, cuộc đời như một vở kịch.
Điều đáng ghét nhất là, cũng có kẻ thù.
Điều đáng hổ thẹn nhất là, tự lừa dối bản thân.
Điều đáng yêu nhất là, một giấc mộng lớn.
Điều đáng buồn nhất là, kiếp sau làm một con chim, bay tự do.
Điều tiếc nuối nhất là, tôi thực sự muốn sống thêm năm trăm năm nữa…
Điều thanh thản nhất là, tôi mệt rồi, cuối cùng cũng có thể nghỉ ngơi, một giấc ngủ này, sẽ là một trăm năm cô độc.
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)