Theo bác sĩ ở Trung Quốc, móng chân mọc ngược là do ma sát nhiều lần giữa móng và các rãnh móng liền kề hình thành paronychia, gây đỏ, sưng và đau, dẫn đến nhiễm trùng lặp đi lặp lại hoặc sự hình thành mô hạt. Nếu quanh móng luôn có cảm giác đau nhức, thường xuyên có vết loét hoặc chảy máu cạnh móng, hoặc móng cắm vào phần da thịt cạnh đó thì bạn nên cẩn thận với nguy cơ móng chân mọc ngược. Nếu khả năng miễn dịch của bạn kém, nó có thể gây loét trong trường hợp nặng, thậm chí là viêm mô tế bào.
Bác sĩ chỉ ra 5 nguyên nhân phổ biến khiến móng chân mọc ngược bao gồm:
1. Mang giày không vừa hoặc quá chật
2. Cắt móng không đúng cách
3. Bề mặt móng bẩm sinh quá rộng
4. Do tẩy móng nhiều lần
5. Bàn chân dẹt khiến ngón chân cái dễ chạm đất và gây áp lực cọ xát vào mép.
Cách tránh móng chân mọc ngược
Không cắt móng quá ngắn
Móng chân mọc ngược có vẻ không phải là vấn đề lớn trong giai đoạn đầu nhưng chúng thường tái phát nếu không được chữa khỏi, điều này rất đáng lo ngại. Quan sát lâm sàng cho thấy nhiều bệnh nhân bị móng chân mọc ngược chọn cách cắt móng ngắn hơn để giảm đau ở ngón chân, tuy nhiên họ không biết rằng móng mọc sau này có thể sẽ cong hơn và dễ xuyên thấu vào các vùng xung quanh da, gây viêm quanh móng mãn tính. Cách cắt móng đúng cách là thực hiện sau khi tắm, sử dụng phương pháp cắt phẳng, không nên cắt móng chân quá ngắn.
Điều trị theo bác sĩ
Có các phương pháp điều trị khác nhau tùy theo mức độ móng mọc ngược. Ngoài việc cắt bỏ một phần móng và cắt tỉa da còn có thể điều trị bằng cách sử dụng dụng cụ chỉnh sửa móng. Ngoài ra, nhiều người có thể bị nấm móng gây nên tình trạng này thì cần phải điều trị theo bác sĩ, thông thường mất khoảng 3-6 tháng.
Lời khuyên để bảo vệ móng khỏe mạnh:
1. Đi giày vừa chân.
2. Tránh va chạm bạo lực.
3. Móng chân nên được cắt phẳng.
4. Dưỡng ẩm cho bàn chân và thoa kem dưỡng da hoặc kem bôi chân.
5. Giữ ẩm cho vùng da xung quanh móng chân và thoa dầu dưỡng để giảm tình trạng da cứng.
Diệu Hạnh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)