Gần đây, vụ biến lợn mắc bệnh truyền nhiễm thành thịt lợn mán được tiêu thụ ở chợ đã khiến người dân hoang mang lo lắng. Trước chiêu trò phù phép hô biến thịt lợn thường hoặc lợn bệnh thành thịt lợn mán của người kinh doanh ngày càng tinh vi, làm thế nào để người tiêu dùng phân biệt được thịt lợn mán thật - giả?
Thịt lợn mán là gì?
Thịt lợn mán hay thường gọi là lợn cắp nách thường dũi đất để tìm thức ăn, do được nuôi thả rông và tự tìm kiếm thức ăn nên những con lợn này chỉ đạt tốt đa 25 - 30 kg/con. Thức ăn chủ yếu của chúng là rau, củ, quả có sẵn tại địa phương.
Điểm đặc biệt của thịt lợn mán là thơm ngon, mềm giòn bùi, mỡ thơm ngậy, ăn không ngấy. Đặc điểm xương không to, mõm nhọn, mặt ngắn, trán nhăn, tai bé, mình dài thon, chân gầy, đặc biệt là lông dài và cứng.
Cách nhận biết lợn mán giả và thật
Một đầu bếp ở nhà hàng tại Hà Nội cho biết, đặc điểm nhận dạng thịt lợn mán là ở lớp da khá dày và cứng. Da lợn mán sần sùi, không bóng như da lợn nhà, thường có ba sợi lông mọc chụm ở một chỗ. Thịt lợn mán có màu đỏ nhạt chứ không đỏ đậm như nhiều người lầm tưởng. Ngoài ra, miếng thịt có mùi hôi đặc trưng và lớp mỡ rất ít mới là lợn mán xịn.
Thịt lợn mán là ở lớp da khá dày và cứng, không bóng như lợn nhà.
Khác với thịt lợn mán chuẩn xịn thì lợn mán giả khi nấu ra rất nhiều nước, miếng thịt mềm nhũn, bì lợn không giòn và dai. Nuôi được một con lợn mán phải ngót 1 năm nên giá thịt lợn mán khá đắt đỏ, dao động trong khoảng từ 300.000 – 400.000 đồng/kg. Một số loại thịt được gắn mác lợn mán nhưng chỉ có giá trên 100.000 đồng/kg. Tâm lí của nhiều chị em khi đi chợ là chuộng đồ rẻ nên dễ mua phải thịt lợn giả vừa mất tiền oan, vừa gây hại cho sức khỏe.
Nhiều người ham giá rẻ nên mua thịt lợn mán giả.
Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)