Một số triều đại đã cấm tục lệ này, nhưng nó vẫn âm thầm được duy trì trong dân gian để rồi nở rộ vào thời nhà Thanh. Tục thuê vợ này xuất hiện từ thời nhà Hán, được gọi là "Điển hôn". Nếu không may xuất thân trong gia đình nghèo khó, cho dù không thể đủ tiền để cưới vợ, những người đàn ông cũng sẽ cố gắng vay mượn khắp nơi, dồn tiền để đi thuê vợ.
Đối tượng được thuê là những người phụ nữ có cùng cảnh ngộ, nghèo đói, lưu lạc, buộc phải làm nghề nhạy cảm này. Đặc biệt, vợ thuê không bắt buộc phải còn trong trắng, họ có thể là những cô gái chưa chồng, hoặc bà góa, đơn thân nuôi con. Thậm chí, đang có chồng, có con cũng được. Trường hợp đang có chồng, người vợ thuê phải được nhà chồng đồng ý. Thực tế, những trường hợp này đều là do nhà chồng thiếu tiền, quyết định đem vợ cầm cố, cho thuê để kiếm thêm.
Sau khi hai bên đạt được thỏa thuận, sẽ ký kết khế ước đầy đủ. Trong khoảng thời gian nhất định được ghi rõ trong khế ước, thỏa thuận, những người vợ thuê phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm như một người vợ thực sự. Họ phải sinh con, dưỡng cái cho người thuê mình, chăm sóc, lo liệu cho gia đình người thuê. Trung bình, mỗi một khế ước thuê vợ có thời gian từ 3 - 5 năm. Trong khoảng thời gian này, người vợ thuê không được phép về nhà. Cho dù họ đã có con riêng, cũng không được phép về nhà chăm sóc, trông nom con riêng của mình.
Con cái được sinh ra trong thời gian cầm cố đều thuộc về người đàn ông đã chi tiền giao dịch. Đứa con này sẽ được thừa nhận thành con cháu của dòng họ người đàn ông đó để nối dõi tông đường. Theo đó, đứa nhỏ sẽ không còn bất cứ liên can gì đến người mẹ khi hợp đồng kết thúc.
Giá cả thuê ở đây phải dựa trên kỳ hạn thực hiện giao dịch, nhan sắc, tình hình sinh con đẻ cái của người phụ nữ bị mang đi cầm và những yếu tố ảnh hưởng khác. Hai người đàn ông, một người nhận tiền và một người nhận con.
Cho nên nam nhân trong nhà muốn gả cho nam nhân khác, nữ nhân cũng không có cách nào cự tuyệt, đây vẫn là làm vợ, thời xưa nếu là thê thiếp cho nam nhân thì không có nhân quyền. Hơn nữa, trong các quan lại cao cấp thời xưa thường dùng thê thiếp làm quà biếu, tặng cho người khác, điều này cũng khơi nguồn tư tưởng cho việc cưới xin của các con tốt.
Người phụ nữ thời xưa như một món hàng được trao đổi bằng tiền. Họ bắt buộc phải sinh con và từ bỏ đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau. Trên đời chẳng có người mẹ nào lại không thương con, nhưng vì ràng buộc của hợp đồng nên họ đành phải ra đi và trở về gia đình cũ. Thời bấy giờ, những người phụ nữ bị coi như một cái máy đẻ không hơn không kém. Điều này khiến rất nhiều phụ nữ đau đớn, không vừa lòng, thế nhưng tại thời phong kiến, địa vị xã hội của phụ nữ rất thấp, sau khi kết hôn bị coi là vật sở hữu của chồng nên không thể phản kháng.
Khi bị đem đi cho thuê, bị người khác thuê, những người phụ nữ này cũng không thể nào phản kháng, chống đối được, đành phải cam chịu tủi hổ, cắn răng sống cho qua ngày đoạn tháng.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)