Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào giờ Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 Âm Lịch hàng năm. Năm nay 2023 thì vào ngày thứ 5 - 22/06 dương lịch.
Trong Văn hoá Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ được gọi cái tên là “Tết giết sâu bọ". Nếu Tết Nguyên Đán là Tết khởi đầu cho một năm mới, thì Tết Đoan Ngọ là khởi đầu cho mùa vụ. Người Việt thường làm lễ cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu không bị sâu bọ quấy nhiễu. Ngày nay cuộc sống lao động sản xuất thay đổi thì nó còn mang thêm ý nghĩa là thời điểm để gia đình sum họp, cùng nhau trừ bỏ các bệnh sâu bọ, kí sinh trong con người.
Lễ cúng là những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi hết bệnh tật… Gợi ý những thứ mình chuẩn bị để cúng Tết Đoan Ngọ, cúng ngày này thì ưu tiên mùa nào thức nấy.
- Trái cây: Vải, mận, đào… đang vào chính vụ, không những ngon rẻ mà theo quan niệm còn giúp diệt trừ sâu bọ trong cơ thể.
- Rượu nếp: Theo quan niệm dân gian, vị nồng của rượu nếp và vị cay của men rượu giúp diệt kí sinh trong cơ thể người
- Bánh gio (Tro), xôi (hoặc cốm), chè, bánh xu xê.
Nước sạch, vàng mã, hương, ấm trà, trầu cau, nến.
- Hoa sen (đang giữa mùa), hoa cau, hoa cúc, hoa trang trí thêm nếu thích.
- Hoa thơm bầy mâm: Hoa nhài, hoa ngọc lan, hoa móng rồng.
Làm một mâm thật to xếp hoa quả, rượu nếp, bánh trái, trầu cau.
Xung quanh bầy thêm bát chè, đĩa xôi gấc, đĩa cốm, ấm trà, lư trầm.
Những mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở bạn có thể tham khảo:
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)