Hiện tại, cây thủy tùng - là một loài gỗ quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì nó chỉ còn lại ở tỉnh Đắk Lắk. Loài cây này luôn thu hút người săn lùng và kẻ trộm vì giá trị kinh tế cao của nó. Cả tỉnh chỉ còn 162 cây và không có cây sinh sản tự nhiên, vì vậy việc bảo tồn cây thủy tùng gặp nhiều khó khăn.
Thủy tùng, có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, đây là loài thông nước. Đáng nói đây là loại thực vật cổ, hóa thạch khoảng 6 triệu năm trước, sinh cùng thời với khủng long kỷ băng hà.
Thủy tùng được xếp vào danh sách những cây gỗ quý hiếm nhất hiện nay.
Hiện tại, loại cây này chỉ còn ghi nhận xuất hiện ở Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Dù là nước thứ 3 phát hiện có cây Thủy Tùng nhưng nước ta là nước duy nhất có cả quần thể Thủy tùng tự nhiên.
Đây cũng là loại thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus, ngành Hạt trần. Được xem là loại gỗ tốt với mùi thơm, thớ mịn, không bị mối mọt, xốp và nhẹ nên đây là loại gỗ được săn lùng.
Vào năm 2009-2010, thủy tùng đã tạo nên cơn sốt khiến hàng trăm người đổ về Ea Ral săn tìm xuất phát từ lời đồn đoán vô căn cứ rằng thủy tùng chữa được bệnh ung thư… cũng chính điều này đã khiến loài cây này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chính nạn buôn lậu gỗ khiến thủy tùng đứng trước nguy cơ bị tận diệt.
Nhiều năm trước, chơi hàng mỹ nghệ thủy tùng trở thành trào lưu, mỗi sản phẩm từ thủy tùng được bán với giá cao ngất ngưởng và trở thành cơ hội đổi đời cho lâm tặc. Một khúc gỗ thủy tùng dài 1m, đường kính 80cm vào thời điểm 2015 đã có giá khoảng 250 triệu đồng. Ở thời điểm hiện tại, có mất cả núi tiền cũng khó có thể mua được loại gỗ này.
Theo Nghị định 32/2006/NĐCP, Thủy tùng được vào nhóm IA: Nghiêm cấm khai thác và sử dụng với mục đích thương mại. Điều đáng nói, những cây thủy tùng được phát hiện đều không còn khả năng sinh sản.
Hiện tại, ở nước ta chỉ còn 162 cây thủy tùng được bảo vệ nghiêm ngặt tại xã Ea Rah, huyện Ea H’leo, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng và TX Buôn Hồ (Đăk Lắk), được xem như những báu vật quốc gia.
Lý do này khiến việc bảo vệ loài cây đặc biệt hiếm này cũng như nỗ lực nhân giống chúng vô cùng khó khăn.
Theo công bố của Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF), Thủy Tùng cũng là một trong số những loài cây đang ở cấp độ “rất nguy cấp”.
Số lượng cây thủy tùng hiện còn trong Khu bảo tồn Ea Ral chỉ là quần thể nhỏ, mật độ thấp nên không thể thụ phấn được, đó là lý do khiến hạt thủy tùng không thể này mầm.
Các quần thể thủy tùng cùng đang bị thoái hóa khi cây trẻ nhất cũng hơn 50 tuổi, cây lớn tuổi nhất cũng đã gần 600 năm tuổi. Trong nhiều năm qua, loại cây này đã gần như rơi vào trạng thái vô sinh.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu việc nhân giống cũng như bảo tồn loại cây này.
Trong hơn 41.000 loài được đánh giá là có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ thế giới, 10 loại dưới đây được WWF cho là đang bị đe dọa nhất. Đáng nói, trong danh sách này có 1 loại động vật đã tuyệt chủng ở Việt Nam.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)