Sử dụng bánh mì gối
Bánh mì gối được xem là "vị cứu tinh" cho nồi cơm bị nhão. Khi phát hiện cơm bị nhão, hãy cho 1-2 lát bánh mì gối vào nồi cơm rồi đậy vung lại. Khoảng 5-10 phút bánh mì sẽ hút toàn bộ phần nước thừa trong nồi giúp cho hạt cơm trở nên khô ráo hơn.
Sau đó bạn mở nắp vung nồi cơm, lấy bánh mì ra rồi xơi cơm tơi lên là có ngay 1 nồi cơm ngon như ý. Phần bánh mì gối bạn có thể ăn kèm với mứt hoặc bất cứ thứ gì bạn yêu thích như bánh bình thường. Vậy nên bạn đừng vứt chúng đi nhé.
Sử dụng khoai tây
Tương tự như bánh mì sandwich, khoai tây cũng có khả năng hấp thụ nước. Vì vậy, khi thấy cơm nhão, bạn có thể đặt 1 củ khoai tây đã gọt vỏ hoặc vài lát khoai tây trên bề mặt cơm và bấm nút nấu lại. Làm như vậy thì hơi nước trong cơm sẽ giảm bớt và cơm trở nên ngon hơn.
Ngoài sandwich, có thể cho khoai tây vào cơm nếu cơm bị nhão.
Mở nắp vung
Một cách truyền thống để chữa cơm nát mà nhiều người vẫn thường áp dụng đó là mở nắp vung ra. Cách này sẽ giúp cho phần hơi nước trong nồi cơm thoát ra nhiều hơn, tránh đọng lại quá nhiều khiến cơm nát, không ngon.
Đợi khoảng 15 phút bạn sẽ thấy bề mặt hạt cơm trở nên khô ráo lại. Bây giờ bạn có thể đậy nắp vung nồi cơm lại và đun tiếp cho tới khi cơm chín dẻo thơm thì tắt bếp.
Một cách nữa là bạn xới cơm ra bát tô để hạt cơm nguội nhanh hơn. Tới khi cơm nguội đi, bề mặt sẽ khô ráo hơn nhiều. Lúc này bạn có thể ăn luôn hoặc đem hấp lại để có cơm nóng thưởng thức.
Mở nắp vung và xới cơm lên cũng giúp cơm đỡ bị nhão,
Bí quyết nấu cơm ngon không bị nhão
Đong tỉ lệ nước phù hợp với gạo
Mỗi một loại gạo sẽ ưa lượng nước khác nhau. Thế nhưng lượng nước này sẽ không chênh lệch quá nhiều nên bạn có thể canh theo tỉ lệ gạo nước là 2:3. Cơm sau khi nấu chín sẽ ở mức an toàn, không bị khô cũng không bị nhão.
Nếu bạn chọn loại gạo khô hơn bình thường thì nên đong nước nước theo tỉ lệ 1:1 để cơm chín mềm không khô, sống.
Không ngâm gạo quá lâu trước khi nấu
Nhiều người có thói quen ngâm gạo trong nước. Tránh cơm bị nhão bạn không nên làm điều này. Làm như vậy gạo nở ra nhiều hơn, dẫn đến thành phần cơm cũng bị nhão.
Nếu bạn vẫn muốn ngâm gạo thì nên giảm lượng nước khi đong nấu. Tùy thuộc vào thời gian ngâm gạo dài hay ngắn mà bạn điều chỉnh giảm lượng nước cho phù hợp.
Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)