Vài năm cuối thời nhà Thanh, bà mới thực sự là người kiểm soát chính quyền, chỉ thiếu một danh hiệu hoàng đế mà thôi. Cùng với địa vị của Từ Hi ngày càng lên cao, những người bên cạnh bà đương nhiên cũng ngày càng hào nhoáng hơn, đặc biệt là Lý Liên Anh - người kề cận bà mấy chục năm. Ông là quan thần có quyền thế nhất trong cuối thời nhà Thanh, cũng là người cực kỳ được Từ Hi tin tưởng. Bên dưới là hình ảnh cũ khi đã chỉnh màu của ông, hình ảnh chân thực đến từng centimet.
Diện mạo của Lý Liên Anh hiển nhiên không được coi là đẹp, thậm chí còn không thể gọi là ưa nhìn. Khuôn mặt vàng vọt, dáng người hơi cao, hai gò má hơi dài, bọng mắt to, mũi to, môi dày, cằm dài. Nhưng một người như thế, lại là thái giám có quyền thế nhất khiến cho thái giám, cung nữ trong cung đều phải nịnh bợ ông. Vương tôn, quý tộc cũng đều phải nể mặt ông, tặng quà cho Lý Liên Anh cũng có vô số người. Thậm chí, khi Quang Tự bị giam cầm còn phải nhờ cậy sự chăm sóc, chiếu cố từ ông. Vậy tại sao ông lại được Từ Hi tin tưởng như vậy?
Cái tên Liên Anh này là do Từ Hi đặt cho, tên thật của ông là Lý Tiến Hỷ, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1848. Ông vào cung vào năm Hàm Phong thứ 6 (1856), cũng trong năm đó, Từ Hi hạ sinh hoàng tử duy nhất của Hàm Phong - Tái Thuần (tức vua Đồng Trị sau này), thăng tiến làm Ý Phi. Khi ấy Lý Liên Anh vẫn còn nhỏ, 10 năm sau ông mới trở thành đại tổng quản bên cạnh của Từ Hi. Về việc làm thế nào để bước lên đến vị trí ấy thì vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhưng có thể khẳng định, điều ông dựa vào không phải là ngoại hình mà là tính cách và năng lực của mình.
Tính cách ông vô cùng cẩn thận, làm việc tỉ mỉ. Từ Hi quan tâm quyền lực, triều đình nên ông không hề nhúng tay vào. Trong cuộc sống, cực kỳ lấy lòng, cực kỳ chu đáo. Ví dụ như khi mừng thọ Từ Hi, khi ấy bà định đi dạo trong Di Hòa Viên, Lý Liên Anh bèn sắp xếp lễ thả cá thả chim phóng sinh. Sau khi mở cửa lồng không lâu, chim cá đều tự mình quay về, Lý Liên Anh liền nói rằng Lão Phật Gia hồng phúc tề thiên, ngay cả chim cá cũng không nỡ bỏ đi. Quả nhiên là do ông ta giở trò, một chuyện nhỏ bé như thế mà ông ta cũng dùng tâm sức làm cho thật tốt, không đắc sủng mới là lạ.
Sau này, Từ Hi cũng không thể rời xa được ông, dù gì thì bà cũng chỉ là một người già tình cảm yếu đuối, sợ cô độc. Những năm cuối đời của Từ Hi, người có thể hóa giải phiền não và biết cách hầu hạ bà nhất chỉ có Lý Liên Anh, khi ấy họ đã không còn chỉ là quan hệ chủ tớ bình thường mà hơn thế là “người bạn đời”. Sớm tối, một ngày ba bữa, Từ Hi đều không thể rời xa Lý Liên Anh, hai người thường xuyên nói chuyện với nhau tới đêm. Thanh danh của Lý Liên Anh xấu xa như thế, thực ra cũng là vì mọi người không thể trực tiếp phê phán Từ Hi, thế nên mới chuyển mục tiêu công kích sang Lý Liên Anh.
Trên thực tế, ngoài việc Lý Liên Anh tham lam chút tiền tài thì ông ta không hề can thiệp vào chuyện chính trị. Dù gì dựa theo tính cách của Từ Hi, nếu như ông ta thực sự muốn có chút gì đó, e là cho dù có vài cái mạng cũng chẳng thể giữ nổi. Khi xảy ra cuộc cải cách năm Mậu Tuất (1898), vì cẩn thận mà Lý Liên Anh cũng không dám tỏ rõ thái độ đứng về phía Từ Hi. Cũng là vì như thế, trên tình cảm, ông ta và Từ Hi đã có chút xa cách. Chỉ là vì Từ Hi chưa chết, ông ta cũng không thể rời đi. Năm Quang Tự thứ 39 (1908), Lý Liên Anh làm xong công việc cuối cùng của mình, đó chính là tang lễ của Từ Hi.
Làm xong việc, rời xa hoàng cung - nơi mình đã sống 52 năm, sau đó ông ta đi đâu thì không ai biết, trong tay ông ta có vô số tiền tài, ắt hẳn là cuộc sống cũng rất tốt. Nhưng không hiểu tại sao trong mộ của ông lại chỉ còn phần đầu, phần thân không biết là đã đi đâu, bí ẩn này đến nay vẫn không ai biết.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)