Khi sói xám và gấu nâu tranh giành con mồi, một con sói xám có thể bước lên để cố gắng đánh lạc hướng gấu nâu, trong khi những con sói khác lao vào “cướp” miếng mồi. Tuy nhiên, nếu con gấu nâu không bị đánh lạc hướng, nó sẽ xua đuổi bầy sói để bảo vệ miếng mồi.
Nếu một con sói xám tấn công một con gấu nâu, nó thường nhanh chóng cắn vào chân sau của con gấu. Con gấu nâu sau đó sẽ ngồi xuống, co cụm để tự bảo vệ mình. Những con gấu nâu nếu gặp những thương tích nặng có thể dẫn tới tử vong.
Tiếp theo, chúng ta hãy sử dụng trường hợp kinh điển nhất để phân tích sự tương tác giữa gấu nâu Bắc Mỹ và sói xám Bắc Mỹ khi chúng tranh giành thức ăn.
Đây là cuộc đối đầu giữa một con sói xám Bắc Mỹ và một con gấu nâu Bắc Mỹ mà một nhiếp ảnh gia động vật hoang dã từng chụp được ở Vườn quốc gia Banff, Canada. Theo báo cáo, trận chiến kéo dài trong 4 ngày! Khi bắt đầu trận chiến, một bên chỉ là một con sói xám và bên còn lại là một con gấu nâu tranh giành con mồi.
Nhưng sau đó đàn sói bao gồm 9 con tiến tới, trong đó có cả một con sói cái đang mang thai, căng thẳng lúc nay leo thang nhanh chóng.
Trong cuộc chiến đó, hầu hết cảnh chiến đấu diễn ra như sau: Con gấu nâu đứng bằng hai chân sau và dùng móng vuốt đập xuống đất để khẳng định quyền lực và quyền sở hữu của nó đối với con mồi. Điều này đã kìm lại sức tiến công của bầy sói và chúng chỉ cố gắng xua đuổi con gấu bằng cách bao vây nó.
Vì vậy, hai con vật bắt đầu một cuộc kéo co, đuổi nhau, tấn công và phòng thủ. Khi gấu nâu mệt mỏi, chúng sẽ nằm xuống đất để ăn thịt con mồi, khi những con sói mệt mỏi, chúng sẽ chợp mắt ngay gần đó. Không ai bị giết hoặc bị thương trong 4 ngày đó, bởi vì sói đầu đàn không muốn mạo hiểm, đàn sói cũng biết rằng một cú đánh từ móng vuốt của gấu nâu có thể làm chúng mất mạng.
Tất nhiên, chú gấu nâu cũng không muốn bị bao vây bởi 9 con sói. Bởi vì gấu nâu cũng biết rằng nếu nó thực sự kiệt sức, một đàn sói xám trưởng thành chắc chắn có thể gây hại cho nó, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của nó.
Tuy nhiên, cuộc chiến tưởng chừng như hòa này đã thực sự kết thúc ở việc gấu nâu vẫn tiếp cận được con mồi, nghĩa là gấu nâu thực sự chiếm ưu thế.
Trận chiến này là một trường hợp rất kinh điển, đã giúp ích rất nhiều cho nghiên cứu của các chuyên gia về sự cạnh tranh giữa gấu nâu Bắc Mỹ và sói xám Bắc Mỹ ngoài tự nhiên. Trong môi trường hoang dã, sói xám thường có ý thức rất cao. Chúng hiếm khi liều chết để tấn công những kẻ săn mồi mạnh mẽ hơn và thường chọn chủ động để tránh chúng.
Vì vậy, trên thực tế, kết quả của trận chiến giữa gấu nâu và sói xám phụ thuộc vào kích thước của bầy sói xám. Những bầy sói xám nhỏ về cơ bản là vô dụng khi chống lại gấu nâu. Cần có ít nhất 15-20 con sói xám trưởng thành thì mới có thể tạo lợi thế áp đảo và giành chiến thắng.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)