Là ký ức của những thế hệ 90 và 80, bộ phim truyền hình "Hoàn Châu cách cách" là bộ phim yêu thích không thể nào quên. Ngoài các nữ chính như Tiểu Yến Tử và Tử Vi, bộ phim này còn có rất nhiều nữ diễn viên phụ. Trong đó ấn tượng nhất là nhân vật phản diện như Hoàng hậu và Thái hậu, bên cạnh đó còn có một người vợ lẽ hiền lành, ân cần mà Càn Long hết mực yêu thương. Đó chính là Lệnh Phi nương nương. Thế nhưng một người thiếp được hoàng đế sủng ái như vậy lại có một số quá khứ đau buồn.
Về thân phận, xuất thân của Lệnh Phi tương đối khiêm tốn, từ một cung nữ cho đến phi tần được hoàng đế sủng ái. Trong khoảng thời gian này, bà chắc chắn đã phải trải qua vô số khó khăn đến từ các vị nương nương khác. Đặc biệt là thời đại nhà Thanh rất chú trọng đến xuất thân, nếu tốt có thể giúp một người thoát khỏi chật vật mấy chục năm. Trong môi trường như vậy mà Lệnh Phi vẫn nổi bật và trở thành thê thiếp yêu thích của Càn Long, phải kể đến nhiều yếu tố có lợi như sự may mắn, mưu kế, nhân duyên...
Nhưng đã là một quân vương khó có thể quản hết việc nhà, thậm chí còn không dòm ngó đến hậu cung. Mặc dù là người nắm quyền cao nhất trong cung nhưng hoàng đế lại chú ý đến triều đình hơn, chuyện hậu cung nói chung đều do hoàng hậu quản lý. Trong hoàn cảnh như vậy, nếu muốn luôn được hoàng thượng sủng ái thì không thể chỉ dựa vào vẻ ngoài cá tính và sự quyến rũ được. Đặc điểm lớn nhất của Lệnh Phi là cẩn thận, hơi quỷ quyệt và vô tư. Tính cách này có điểm hơi giống với Tĩnh Phi trong "Lang Gia Bảng". Bà không tranh giành sủng ái, không có thực lực nhà đẻ để mà dựa dẫm vào, đối xử với người khác lịch sự và tránh xa các cuộc đấu đá chốn hậu cung. Một hoàng đế như Càn Long có rất nhiều phụ nữ, không ít người có thể được ông yêu hết mực với sự nữ tính và trí tuệ cảm xúc. Vậy mà ông lại yêu Lệnh Phi hơn cả.
Thế nhưng được hoàng đế nuông chiều là điều tốt cũng có thể là điều xấu. Việc sinh nhiều con trong thời đại mà trình độ y học tương đối thấp luôn được ví với việc bước qua cửa ải tử thần. Hoàng hậu đầu tiên của Hoàng đế Khang Hy qua đời khi đang sinh nở chứng minh cung tần không thể tránh khỏi rủi ro. Vì vậy, Lệnh Phi, một người phụ nữ đã sinh nhiều con cho Càn Long, tuy không mắc chứng loạn sản nhưng trong người vẫn mang nhiều bệnh tật. Lúc trẻ có thể không ai nhìn ra được nhưng khi về già sẽ bắt đầu phát tác rõ rệt.
Nói thì nói vậy, thê thiếp được Càn Long sủng ái suốt đời, thu vén mọi thứ, nhất là khi con trai Vĩnh Diễm trở thành thái tử, đó là thành tựu lớn nhất của cuộc đời bà. Sự sủng ái của một hoàng đế không phải dễ dàng có được, nhất là sau khi phi tần đã sinh con liên tiếp, điều này cũng sẽ gây tổn hại lớn đến thân thể trong cả xã hội hiện đại ngày nay chứ đừng nói đến thời kỳ phong kiến đó. Quả nhiên, những năm tháng sau này, bà cuối cùng cũng bộc lộ căn bệnh quái ác của mình, thể lực rất kém, và cuối cùng chết vì bệnh tật.
Vào cuối thời nhà Thanh, lăng mộ của hoàng đế bị kẻ khác đánh cắp. Thi thể của Lệnh Phi tuẫn táng cùng cũng bị lộ ra. Một số nhà khảo cổ đã nghiên cứu cơ thể bà và tìm thấy chất độc trong đó. Kết quả này thật không thể tin được, thần thiếp yêu quý của hoàng thượng lại bị hạ độc đến chết. Các fan hâm mộ thể loại phim cung đấu hẳn sẽ nghĩ đây là một cuộc chiến chốn hậu cung khiến bà bị nhiễm độc mãn tính. Trên thực tế, khả năng này không phải không có nhưng cũng không có chứng cứ chứng minh được. Suy cho cùng, đó là người phụ nữ mà Càn Long yêu, không bị Càn Long bỏ mặc một mình và cũng không phải một cô nương nhu nhược. Có một giả thuyết khác cho rằng, những năm tháng sau này, sức khỏe Lệnh Phi rất kém và đau đớn không thể chịu đựng được, rất có thể bà đã lạm dụng thuốc giảm đau hoặc những thứ tương tự. Người xưa thích chế tạo thuật giả kim nên có thể dùng vật liệu giả kim để giảm đau. Vì thế sau khi sử dụng nhiều “kỳ dược” như vậy, cơ thể bà đã bị tích tụ rất nhiều độc tố.
Nhật Linh (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)