Từ đầu tháng 4 tới nay, nhiều ngân hàng có động thái tăng lãi suất tiết kiệm thay vì giảm liên tục như trước. Nguyên nhân được cho là do tăng trưởng tín dụng thời gian gần đây khá nhanh, trong khi huy động lại giảm.
Lãi suất liên ngân hàng phân theo các kỳ hạn, gồm lãi suất qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng.
Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.
Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,25%/năm.
Tính đến thời điểm gần nhất, ở điều kiện thường, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng chủ yếu dao động trong khoảng 3,75 - 5,3%/năm. Trong đó, Nam Á Bank đang niêm yết mức lãi suất cao nhất tại kỳ hạn 12 tháng với 5,3%/năm.
(Ảnh minh họa)
Sau đó là ngân hàng VietBank với mức lãi suất 5,2%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Tiếp theo là LPBank và SaigonBank với lãi suất 5%/năm. Một số ngân hàng có lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng 4,9% như OCB, Eximbank, SHB, OceanBank.
Những ngân hàng niêm yết lãi suất 4,8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng gồm Viet A Bank, PVcombank, Kienlongbank.
Đáng chú ý, ở kỳ hạn 12 tháng, PVcomBank đang niêm yết mức lãi suất tiết kiệm cao nhất ở mức 9,5%/năm, đối với sản phẩm tiết kiệm đại chúng, áp dụng gửi tiết kiệm tại quầy cho số dư tiền gửi mở mới từ 2.000 tỷ đồng trở lên.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)