Bước sang năm 2025 sẽ là năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; hai môn lựa chọn nằm trong các môn học sinh được học, gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn). Đây là lần đầu tiên môn Tin học, Công nghệ (Công nghiệp, Nông nghiệp) trở thành môn thi tốt nghiệp.
Bộ GD&ĐT dự kiến việc xét công nhận tốt nghiệp THPT thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng kết quả học tập của học sinh ở lớp 10, 11 và 12 lên 50%.
Với công thức này, kết quả học bạ chiếm 30% và chỉ dùng điểm lớp 12; 70% còn lại dựa vào điểm các môn thi tốt nghiệp THPT của thí sinh. Đạt từ 5 trở lên, thí sinh đỗ tốt nghiệp.
Kỳ thi đánh giá năng lực 2025
Thi đánh giá năng lực (ĐGNL) là một kỳ thi được tổ chức bởi các trường Đại học nhằm đánh giá và xác định khả năng của thí sinh trong nhiều khía cạnh khác nhau. Đây là một phần quan trọng trong quá trình xét tuyển của một số trường Đại học, bên cạnh việc xem xét kết quả học tập và các yếu tố khác.
Nội dung của bài thi ĐGNL thường bao gồm các kiến thức và tư duy từ nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như toán học, khoa học tự nhiên, ngôn ngữ, logic, suy luận,...
Để tổ chức thi đánh giá năng lực 2025 phù hợp với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, các trường đại học điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng trong cấu trúc đề.
Bài thi đánh giá năng lực (HSA) 2025 được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới theo lời GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay.
Cấu trúc đề thi gồm ba phần: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, Khoa học. Cấu trúc này tương tự hiện tại, tuy nhiên phần Khoa học sẽ có nhiều lựa chọn, cách đặt câu hỏi cũng thay đổi.
Phần Toán học và Xử lý số liệu là bắt buộc. Thí sinh làm 50 câu hỏi trong 75 phút. Trong đó, 35 câu hỏi dạng trắc nghiệm 4 lựa chọn, 15 câu điền đáp án. Nội dung thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.
Phần bắt buộc thứ hai là Ngôn ngữ - Văn học với 50 câu trắc nghiệm, làm trong 60 phút. Các câu hỏi sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật... Ngữ liệu được lựa chọn có thể trong hoặc ngoài chương trình giáo dục phổ thông.
Cuối cùng là phần tự chọn. Thí sinh làm bài Khoa học, gồm 50 câu trắc nghiệm và điền đáp án, trong 60 phút. Khác với hiện tại, thí sinh được chọn 3 trong 5 lĩnh vực ở phần này, gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý.
Từ năm 2025, ngân hàng đề thi bổ sung câu hỏi chùm trong tất cả phần thi, chủ đề thi. Câu hỏi chùm gồm đầu bài chung và các câu hỏi riêng phát triển đánh giá năng lực thí sinh từ cấp độ thấp đến cao.
Kỳ thi sẽ tiếp tục được triển khai theo phương thức thi trắc nghiệm khách quan trên giấy, tổ chức đồng thời tại nhiều địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh tham dự. Cấu trúc đề thi được điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)