Nhưng bạn có để ý khi xem phim truyền hình cung đình nhà Thanh rằng đàn ông nhà Thanh trong phim đều có bím tóc dài phía sau đầu và nửa trước giữa hai tai đều bị hói. Mặc dù các diễn viên điện ảnh và truyền hình được lựa chọn đều có ngoại hình nổi bật và có thể thực hiện được kiểu tóc này nhưng hình ảnh này không được lòng khán giả và một số khán giả cho rằng họ thực sự không thể chấp nhận kiểu tết tóc này. Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng có một số khác biệt giữa phim truyền hình và lịch sử. Vậy trong lịch sử thực tế, đàn ông thời nhà Thanh có tết tóc giống như trong phim truyền hình không? Trên thực tế, bím tóc của đàn ông thời nhà Thanh không chỉ khác với bím tóc trong phim truyền hình mà còn xấu hơn trong phim truyền hình.
Từ sau khi bộ phim cung đấu “Chân Hoàn Truyện” nổi tiếng năm 2011 thì ngày càng nhiều bộ phim lấy đề tài hoàng cung triều Thanh. Các nhân vật nam trong phim đều có kiểu tóc cạo nửa đầu trước, nửa sau để dài và tết đuôi sam. Trên thực tế, trong lịch sử triều Thanh, đàn ông không hề để kiểu tóc nửa đầu như thế, mà còn xấu hơn rất nhiều.
Được biết, từ sau thời Hậu Kim, tộc Nữ Chân đã từng có một nhân vật anh hùng, tên là Thúc Cơ Năng, người này bẩm sinh đã bị hói phần trán và hai bên sau tai, người đời sau để ghi nhớ vị tiền bối này nên đã cạo trọc phần tóc từ trên đỉnh đầu xuống trước trán, chỉ để lại một chỏm tóc đằng sau gáy và tết thành đuôi sam.
Năm 1644, khi quân Thanh tiến vào Trung Nguyên, những nơi mà họ chiếm đánh được đều yêu cầu các nam nhân nhà Minh đầu hàng phải cạo đầu giống họ, đổi thành kiểu tóc thống nhất của các nam nhân triều Thanh. Quan niệm “thân thể tóc tai là được cha mẹ ban cho” đã ngấm sâu vào trong tư tưởng của dân tộc Hán, thế nên họ sẽ không dễ dàng cạo tóc của mình đi, thế nên có một số người, vì muốn giữ lại tóc của mình đã đấu tranh sống còn với quân Thanh.
Có lẽ cũng còn một số nguyên nhân khác nữa, chính là do kiểu tóc này quá xấu. Trong lệnh cạo đầu phát hành có quy định, mỗi người đều phải cạo hết tóc xung quanh đầu đi, chỉ để lại một chỏm tóc nhỏ đằng sau đỉnh đầu và chỏm tóc này sẽ kết lại thành đuôi sam, yêu cầu đuôi sam này phải xuyên qua được lỗ của đồng tiền xu, nếu như không xuyên qua được thì là không đạt chuẩn, vi phạm mệnh lệnh. Kiểu tóc này còn được gọi là “tóc đuôi chuột”.
Chính phủ triều Thanh còn có quy định, ngoài những người hát kịch, người xuất gia, người Triều Tiên, người Mông Cổ có thể không phải cạo đầu đuôi chuột ra, những người dân tộc Duy Ngô Nhĩ cấp 4 trở lên đều phải cạo, quân Tạng trong dân tộc Tạng cũng phải cạo. Vì thế, khi ấy, để trốn việc cạo tóc đuôi chuột, rất nhiều người dân tộc Hán đã thà làm kẻ hát rong hèn kém hoặc xuất gia thành đạo sĩ, còn hơn là cạo tóc thành đuôi chuột như thế.
Kiểu tóc đuôi chuột này cũng không phải là giữ mãi không thay đổi. Năm 1873, đại sứ Anh tới thăm Trung Quốc, trong bức tranh của họa sĩ đi cùng đoàn William Alexander có vẽ kiểu tóc của đàn ông thời Càn Long. Thời đó, mọi người vẫn để kiểu tóc đuôi chuột. Tới thời vua Gia Khánh, đuôi sam của người triều Thanh đã dần to hơn, không còn chỉ xuyên qua lỗ đồng tiền xu nữa, chỏm tóc trên đỉnh đầu cũng đã to bằng lòng bàn tay của người đàn ông trưởng thành.
Lúc này cũng đã rất giống với kiểu nửa đầu mà chúng ta thường thấy trên phim. Tới thời Vãn Thanh đuôi sam của đàn ông triều Thanh ngày càng to hơn, lý do là vì chiến tranh ngày càng nhiều hơn. Trong “Quy mô xã hội cuối triều Thanh” có viết: “Vào thời chiến tranh, họ quấn đuôi sam quanh cổ, để tránh bị đao chém. Thế nên đuôi sam của họ khá lớn, nếu ít tóc thì sẽ kết thêm tóc giả hoặc nối thêm dây tơ màu đen để đuôi sam to hơn”. Việc để tóc đuôi sam to hơn trước kia cũng là để bảo vệ phần cổ.
Năm 1911, cùng với sự bùng nổ của khởi nghĩa Vũ Xương, triều Thanh cũng dần bị lật đổ. Năm 1912, chính phủ Dân Quốc được thành lập, bắt đầu thực hiện cắt tóc ngắn và mặc trang phục của người phương Tây. Tuy nhiên lúc này, người dân đã quen với việc tết tóc đuôi sam, nếu như bảo họ cắt đuôi tóc đi lại khóc lóc kêu trời, lịch sử giống năm xưa lại tái diễn. Nhưng nếu là thời Dân Quốc, đương nhiên là chủ trương dân chủ, nếu ai không muốn cắt tóc thì có thể không cắt. Thế nên vào thời Dân Quốc, đủ các kiểu tóc, kiểu trang phục xuất hiện trên đường phố.
Sau nhiều lần phản kháng, bím tóc đã chuyển từ đuôi chuột sang đuôi lợn. Nhưng nó vẫn có thể được coi là kiểu tóc đuôi chuột, bởi vì lượng tóc chỉ thay đổi từ một nắm thành vài nắm, không có sự thay đổi rõ ràng nào.
T. Tâm (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)