Nhắc đến phim truyền hình, chắc hẳn nhiều người có ấn tượng sâu sắc về "Tây Du Ký" do Lục Tiểu Linh Đồng đóng chính. Có thể nói, bộ phim này là ký ức tuổi thơ đầy màu sắc của nhiều người, và nguyên tác "Tây Du Ký" đã được nhiều học giả nghiên cứu, tậm chí tạo thành một chuyên ngành nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số người đã phát hiện ra rằng "Tây Du Ký" có một lỗ hổng lớn và được chỉ ra bởi một học sinh tiểu học 11 tuổi. Sau khi kiểm tra, các chuyên gia cho biết rằng không ai phát hiện ra lỗ hổng này trong hơn 400 năm, đây là lỗ hổng gì?
Mã Tư Kỳ sinh năm 2009, là người phát hiện ra điểm bất hợp lý trong "Tây Du Ký", khi đó cô bé đang học lớp 5 ở Hàng Châu. Mã Tư Kỳ rất thích đọc sách, cô bé đọc sách hàng ngày những lúc rảnh, mỗi khi đọc được thứ gì đó hay ho, cô ấy sẽ luôn ghi chép lại. Mặc dù khi đó còn trẻ, nhưng Mã Tư Kỳ đã đọc rất nhiều loại sách. Mã Tư Kỳ yêu thích nhất là "Tây Du Ký" do Ngô Thừa Ân viết. Cô ấy cảm thấy rằng đọc tác phẩm "Tây Du Ký" cuốn hút hơn rất nhiều dù khi đó tác phẩm được chuyển thể thành phim đã phát sóng trên TV.
Cha mẹ Mã Tư Kỳ biết sở thích đặc biệt của con gái, và họ đặc biệt ủng hộ cô bé đọc thêm sách để trau dồi kiến thức. Được cha mẹ khuyến khích, Mã Tư Kỳ đã đọc "Tây Du Ký" nhiều lần, và mỗi lần đọc lại có những trải nghiệm mới.
Sau khi đọc tiểu thuyết nhiều lần, Mã Tư Kỳ phát hiện bốn thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh từ Trường An tới Thiên Trúc, những lần xin ăn đều là các loại thức ăn giống nhau như cơm, đậu phụ... Trong khi đó ẩm thực Trung Quốc từ Bắc tới Nam đều có sự khác biệt, chưa kể đến các quốc gia nước ngoài như Ấn Độ. Chi tiết này không sát với thực tế và không được tác giả Ngô Thừa Ân chú ý tới.
Đối với một tác phẩm nổi tiếng mà nói, đổi địa điểm nhưng không đổi văn hóa đặc trưng, nhất là ẩm thực nơi đó chính là lỗ hổng lớn. Mã Tư Kỳ đã phát hiện ra lỗ hổng này và khi có thời gian nghiên cứu, cô đã viết một bài báo mô tả các công thức nấu ăn trong "Tây Du Ký". Các chuyên gia sau đó đã xem xét tác phẩm "Tây Du Ký" từ chi tiết phát hiện của Mã Tư Kỳ. Sau khi nghiên cứu, một số chuyên gia thừa nhận kết quả nghiên cứu của Mã Tư Kỳ và kết luận rằng Ngô Thừa Ân không có kinh nghiệm đi xa. Ông viết tác phẩm bằng trí tưởng tượng thay vì trải nghiệm thực tế.
Phát hiện của Mã Tư Kỳ không chỉ có ý nghĩa đột phá đối với việc nghiên cứu danh tác “Tây Du Ký” mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với văn học cổ. Do nhiều hạn chế nên văn học cổ có nhiều chi tiết sai sót, nhưng thông qua những chi tiết này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tác giả và tác phẩm, điều này mang lại nhiều khả năng phân tích văn học cổ đại hơn và góp phần vào sự thịnh vượng của giới văn học.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)