Bước 1: Kiểm tra giấy tờ cần thiết
Việc mua nhà đất đòi hỏi giấy tờ về mặt pháp lý phải hợp pháp. Trong đó bao gồm danh sách giấy chứng nhận, thông báo nộp lệ phí trước bạ và biên lai nộp lệ phí trước bạ, giấy tờ hoàn công, thông báo thuế đất hàng năm và biên lai nộp thuế...
Hiện nay trên thị trường nhà đất xuất hiện rất nhiều các hình thức giả mạo nhằm lừa gạt để chiếm đoạt tài sản. Chính vì vậy, bạn không nên chỉ nhìn qua loa hoặc tin tưởng qua ảnh chụp. Thay vào đó, gặp mặt, nhìn và cảm nhận tận tay các giấy tờ này. Cũng lưu ý nếu không đủ tự tin có thể mời các chuyên gia để kiểm chứng số seri, mã vạch.
Bước 2: Kiểm tra tình trạng thế chấp
Người mua nhà nên kiểm tra khối bất động sản này có đang ở diện thế chấp không. Bằng cách liên hệ với các cơ quan địa phương để đảm bảo an toàn. Nếu tài sản này đang thế chấp thì hãy làm rõ nó được thế chấp tại ngân hàng hay tổ chức nào. Việc thế chấp sẽ dẫn đến nhiều thủ tục phức tạp hơn cho người mua nhà nên bạn cần suy nghĩ thật kỹ lưỡng.
Bước 3: Kiểm tra tính chính chủ
Khi mua khối bất động sản, bạn nên kiểm tra nó có thuộc chính chủ đang thực hiện giao dịch với bạn hay không. Những giấy tờ hồ sơ mà người đó cung cấp cho bạn có đầy đủ và hợp lệ. Người bán có tình trạng hôn nhân như thế nào, khối bất động sản là của họ hay cần chia sẻ với những người thân. Làm rõ những điều này để tránh phát sinh những rủi ro ngoài ý muốn.
(Ảnh minh họa)
Bước 4: Kiểm tra quyền định đoạt
Trước khi kí hợp đồng bạn cần kiểm tra với bên bán đã đầy đủ người (người đồng sở hữu khối bất động sản nếu có) để ký hay chưa. Nếu không đầy đủ, người không có mặt có giấy ủy quyền ký thay hay không. Để tránh lãng phí thời gian và cả tiền bạc.
Bước 5: Đến hiện trường thực địa
Người mua cần kiểm tra tình trạng thực tế của bất động sản mình đang quan tâm. Trước tiên, quan sát xem nó có đúng với ghi nhận trên giấy tờ hay không, về diện tích, tiện ích. Nếu không đúng, bạn có thể đàm phán lại hoặc bỏ qua bất động sản đó.
Bước 6: Cân nhắc tình trạng sử dụng của tài sản
Nên kiểm tra tài sản bạn đang muốn mua có cùng chung khu đất với người khác hay đang cho người khác thuê lại. Đây là cách rà soát tài sản có đang bị chiếm dụng hay không nhằm tránh những tranh chấp về sau. Bên cạnh đó, hệ sinh thái và tiện ích đi kèm cũng cần được khảo sát.
(Ảnh minh họa)
Bước 7: Liệt kê danh mục tài sản
Mua một ngôi nhà hay khu đất đều có không ít tài sản liên quan. Vì vậy, người mua cần lưu ý những vật dụng như gia dụng, nội thất được đi kèm có đúng như thỏa thuận mua bán ban đầu. Bạn có thể thương lượng để nhận được các ưu đãi từ chủ cũ.
Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)