Dứa chứa nhiều dưỡng chất và giúp mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, khi ăn luôn có cảm giác chua chua rõ rệt, ăn được vài miếng thì ai cũng cảm thấy tê lưỡi. Hóa ra trong dứa có chứa một số chất enzyme, khi chúng ta ăn dứa, những chất này sẽ lấp đầy khoang miệng và gây ra những kích thích nhất định khiến dây thần kinh trên lưỡi nhạy cảm hơn nên sẽ có cảm giác tê buốt.
Để cải thiện tình trạng này và giảm bớt cảm giác tiêu cực khi ăn dứa, người ta đã nghĩ đến việc ngâm chúng trong nước muối. Sau khi ngâm trong nước muối, quả dứa quả thực không còn vị chua và cảm giác tê trong miệng cũng giảm đi một chút.
Tuy nhiên, suy cho cùng thì dứa được ngâm trong nước muối, vị mặn ngọt vẫn ảnh hưởng phần nào đến trải nghiệm ăn uống. Ngoài việc ngâm dứa trong nước muối thì còn cách nào khác không? Trên thực tế, ngoài việc ngâm dứa trong nước muối, chúng ta còn có thể ngâm dứa trong nước soda, cách này không những cải thiện được vị chua của dứa mà còn không để lại cặn muối, ăn sẽ ngon hơn.
Dứa gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ, cho vào hộp sạch, thêm lượng nước vừa đủ ngập bề mặt quả dứa, sau đó cho một thìa baking soda vào, khuấy đều rồi ngâm trong 5 phút.
Để đảm bảo vệ sinh thực phẩm và giảm cặn, bạn nên rửa dứa ngâm nước soda một lần nữa bằng nước sạch trước khi ăn, đặc biệt trước khi cho trẻ ăn phải rửa thật sạch.
Vai trò của nước baking soda là có thể sử dụng đặc tính kiềm của nó để trung hòa độ chua của dứa khi tiếp xúc với nó, trong quá trình ngâm, độ pH của thực phẩm được cân bằng, độ chua, độ se sẽ được cải thiện đáng kể. Phương pháp cắt dứa thành từng miếng nhỏ là để dứa tiếp xúc hoàn toàn với nước baking soda, điều này sẽ làm tăng đáng kể tốc độ trung hòa axit-bazơ.
Một điều cần lưu ý nữa là tốt nhất không nên dùng nước máy khi ngâm dứa, nước máy chắc chắn sẽ chứa một số vi khuẩn sẽ làm dứa nhiễm bẩn và dễ gây tiêu chảy sau khi ăn. Ngược lại, ngâm dứa bằng nước đun sôi sẽ thích hợp hơn.
Diệu Hạnh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)