Ăn ảnh là khái niệm để chỉ việc một người khi chụp ảnh trông xinh xắn hơn cả ngoài đời. Còn ngược lại những người không ăn ảnh là những người mà khi lên hình trông họ không hấp dẫn, quyến rũ như khi nhìn ngoài đời thực.
Trước đây, dân gian có câu "ăn ảnh là khổ" để nói những người chụp hình mà đẹp hơn ngoài đời thường là số bạc mệnh. Còn bây giờ thì những người không ăn ảnh rất là mất lợi thế vì chúng ta giao tiếp với nhau qua mạng xã hội qua ảnh còn nhiều hơn qua đời thực. Nhiều người chụp ảnh không ăn hình còn không muốn cho người khác xem, còn bực mình.
Góc độ nhiếp ảnh vì sao ảnh xấu, ảnh đẹp?
Có nhiều lý do khiến bạn chụp ảnh mà không đẹp như ngoài đời. Có thể do nước ảnh, do tay máy, do góc nhìn, do ảnh hưởng của ánh sáng, bố cục. Bởi ảnh phản ánh hiện thực nhưng không phải ánh được hoàn toàn. Do đó khi nhìn trực tiếp và nhìn qua ảnh không hoàn toàn giống nhau.
Đặc biệt ánh sáng khác nhau sẽ làm gương mặt khác đi, nổi bật các góc mặt xương, sáng, tối khác nhau. Khi ánh sáng tốt thì những vết mụn, lồi lõm trên gương mặt bị mờ đi làm bạn trông đầy đặn trắng trẻo sáng sủa hơn. Khi ánh sáng yếu gương mặt bạn vào hình sẽ mệt mỏi tối hơn. Nên ở góc độ chuyên môn kỹ thuật thì việc một người chụp vào ảnh có đẹp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tay nghề, chất lượng của máy ảnh rất nhiều.
Trước đây, dân gian có câu "ăn ảnh là khổ" để nói những người chụp hình mà đẹp hơn ngoài đời thường là số bạc mệnh. Tuy nhiên, ngày nay, ăn ảnh lại là lợi thế (Ảnh minh họa)
Hơn nữa viêc chụp ảnh chỉ nắm bắt được 1 khoảnh khắc. Còn việc gặp gỡ trao đổi ngoài đời có tác động và tâm trí người đối diện không chỉ hình ảnh mà cả biểu cảm cử chỉ hành động thần thái. Và đó chính là lý do đôi khi vào ảnh tĩnh không thể hiện được cái đẹp khi đối diện nhìn thấy người thực. Ngược lại có những người và ảnh thì đẹp nhưng gặp gỡ ngoài đời lại không gây thiện cảm vì có những cử chỉ hành động vô duyên, hoặc khi cười nói mới lộ ra khuyết điểm.
Góc độ tâm linh và đời sống bây giờ, ăn ảnh là tốt hay xấu?
Thời xa xưa dân gian vẫn lưu truyền câu nói ăn ảnh là khổ. Có lẽ xuất phát từ quan niệm cho rằng những người ăn ảnh là do hồng nhan thì bị trêu nghẹo nhiều. Thời xưa chỉ chụp ảnh khi già, khi lập ban thờ, dịp hiếm hoi kỷ niệm và chỉ nhà giàu mới chụp ảnh. Câu ăn ảnh là khổ dường như cũng là một lời động viên cho những người không may không ăn ảnh.
Bây giờ thì làm gì người ta cũng muốn lưu lại hình ảnh và ai cũng muốn có ảnh đẹp. Ảnh rất quan trọng trong đời sống giao tiếp bây giờ. Nên không còn chuyện ăn ảnh là khổ nữa. Những người đẹp mà không ăn ảnh là mất đi sự hâm mộ của khán giả. Những người đi chơi cùng bạn bè mà không ăn ảnh, sẽ chẳng vui gì khi chụp chung khi người khác đăng ảnh tập thể lên mà mình xấu. Một tấm ảnh đẹp có thể mang tới may mắn, sự nổi tiếng.
(Ảnh minh họa)
Ở góc độ tâm linh, có thể hiểu rằng ảnh là một cách phản chiếu nội tâm một người. Có những tia sáng mà mắt không nhìn thấy, máy ảnh dùng tần số năng lượng nắm bắt hình ảnh sẽ nhìn thấy. Thế nên khi nào mà bức hình của bạn đẹp chứng tỏ bạn đang có một trường số năng lượng cao hơn, lúc đó chứng tỏ bạn đang có vận may, tài lộc đang tới. Còn khi năng lượng của bạn thấp, không cùng tần số với năng lượng máy ảnh thì máy ảnh thu nhận không tốt nên hình ảnh cho ra xấu, giống như là khi tài vận đi xuống gương mặt của chúng ta cũng xấu đi u tối dần vậy.
Do đó theo quan niệm của nhiều trường phái rung động năng lượng bây giờ thì ăn ảnh mới là lúc bạn gặp may, tài vận đang lên, gương mặt bạn sáng sủa và hạnh phúc đang tới, tài lộc may mắn hơn. Lúc đó tần số năng lượng của bạn cao. Một người có rung động tần số năng lượng cao là người có tài vận hanh thông, may mắn, mọi sự sẽ hanh thông, gặp những điều may mắn trong cuộc sống.
*Thông tin trong bài mang tính tham khảo chiêm nghiệm.
Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)