Lý giải khoa học về nước mắt
Việc kết thúc một mối quan hệ, một cảnh buồn từ bộ phim yêu thích hoặc sự thất vọng trong công việc khiến tất cả chúng ta đều có thể khóc. Ngay cả giây phút hạnh phúc, chẳng hạn như nhìn thấy em bé của bạn chào đời hoặc được gặp một người bạn cũ sau nhiều năm cũng có thể mang đến những giọt nước mắt.
Trong thực tế, tuyến lệ của bạn sản xuất 10 ounces nước mắt mỗi ngày và gần 30 lít mỗi năm. Ngoài ra, phụ nữ khóc nhiều hơn nam giới. Một bài báo năm 2014 được công bố bởi Hiệp hội tâm lý Mỹ nói rằng, phụ nữ khóc trung bình 5,3 lần một tháng, trong khi người đàn ông khóc trung bình 1,3 lần mỗi tháng.
Hành động khóc sản sinh nước mắt, có thể là nước mắt cơ bản, nước mắt do phản xạ hoặc thậm chí nước mắt do tâm linh (nước mắt được sản sinh bởi cảm xúc). Trong khi nước mắt do phản xạ là 98% nước, nước mắt do cảm xúc lại chứa hàm lượng cao của kích thích tố căng thẳng.
Tại sao mắt bị sưng sau khi khóc?
Khi bạn bắt đầu khóc, những giọt nước mắt sẽ tràn ngập khoang mũi rồi tạo thành dòng chảy ra ngoài. Khi đó, phần lớn nước mắt chảy trên mặt bạn có nồng độ muối thấp. Các tuyến nước tạo ra những giọt nước mắt phải làm việc quá mức để tạo ra dòng nước vô tận này. Sự dư thừa quá mức có thể gây viêm ở các tuyến nhỏ và là một trong những lý do khiến vùng da xung quanh mắt bị sưng.
Tuy nhiên, vẫn còn có một giả thuyết khác cho việc khóc xong đôi mắt sưng húp. Người ta cho rằng những giọt nước mắt cảm xúc ít mặn hơn những giọt nước mắt khác, hay nói cách khác, nguồn gốc của nước mắt này là từ chất lỏng ở các tế bào gần đó. Do vậy, nồng độ muối trong những tế bào này ngày càng cao. Nước mắt chảy ra một phần được thẩm thấu ngược trở lại vào bên trong các tế bào đó, làm cho chúng sưng và xuất hiện hiện tượng sưng phồng quanh mắt. Nói cách khác, khóc thực sự là một chu kỳ luẩn quẩn. Càng khóc nhiều, càng có nhiều mô sưng lên.
M.S (Theo Giadinhvietnam.com)