Tuy nhiên, những bậc cha mẹ thực sự có tầm nhìn sẽ hiểu rằng, giúp con không phải là bao đồng mọi việc, mà là hỗ trợ đúng lúc, đúng chỗ. Có 3 việc quan trọng, dù có tiền hay không, người làm cha mẹ cũng nên cố gắng làm cho con. Vừa là vì tương lai của con cái, vừa giúp bản thân có tuổi già nhẹ nhàng hơn.
1. Chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân, không bệnh tật chính là giúp con cái lớn nhất
Nhiều người già cho rằng chỉ cần có tiền là được, còn sức khỏe không quan trọng. Nhưng khi ốm đau nặng, không chỉ bản thân phải chịu khổ mà còn khiến con cái mệt mỏi, kiệt sức.
Cụ ông Lưu sống bên cạnh là ví dụ điển hình. Hồi trẻ không biết giữ gìn sức khỏe, về già mắc đủ thứ bệnh: huyết áp cao, tiểu đường, thường xuyên nhập viện. Con trai, con dâu phải thay phiên xin nghỉ chăm sóc, công việc bị ảnh hưởng, cuộc sống đảo lộn.
Giúp con không nhất thiết là cho tiền, mà là giúp đúng cách (Ảnh minh họa)
Ngược lại, bà Phương sau khi nghỉ hưu luôn kiên trì tập thể dục buổi sáng, ăn uống điều độ, thậm chí còn học thêm các bài tập dưỡng sinh qua video. Giờ đã ngoài 60 tuổi, bà vẫn khỏe mạnh, không chỉ đỡ đần việc đưa đón cháu mà còn có thể cùng bạn bè đi du lịch. Bà thường nói: "Tôi tự chăm sóc tốt cho mình, con cái mới yên tâm mà phấn đấu, điều đó còn quý hơn cả việc để lại tiền bạc".
Quả thật, sức khỏe của cha mẹ là gánh nặng lớn nhất mà con cái không muốn phải gánh. Người già tự chăm sóc bản thân là cách giúp đỡ con cái thiết thực nhất.
2. Giảm áp lực tâm lý cho con, ít than phiền, nhiều thấu hiểu, trở thành nơi con cái dựa vào
Áp lực cuộc sống ngày nay với người trẻ là vô cùng lớn, cha mẹ đều thấy rõ. Nhưng đáng tiếc, không ít bậc phụ huynh không những không cảm thông mà còn khiến con thêm mệt mỏi: "Người ta cưới xin hết rồi, con còn chần chừ gì nữa?" hay "Kiếm ít tiền thế, sau này sống sao nổi?". Những lời này tưởng là lo lắng, nhưng thực chất lại như vết dao cứa vào lòng con cái.
Người xưa có câu: "Lời hay một câu ấm ba mùa đông, lời ác khiến người lạnh suốt mùa hè". Khi con đang chật vật, họ cần nhất là sự thấu hiểu từ cha mẹ.
(Ảnh minh họa)
Đồng nghiệp tôi - anh Trung, từng thất bại khi khởi nghiệp, nợ nần chồng chất. Nhưng bố mẹ anh không hề trách móc, chỉ nhẹ nhàng nói: "Tiền mất thì kiếm lại được, người không sao là mừng rồi". Chính nhờ sự động viên ấy, anh Trương đã vực dậy tinh thần và bắt đầu lại.
Một cái ôm, một lời an ủi từ cha mẹ còn có sức mạnh hơn ngàn lời trách móc. Làm "thùng rác cảm xúc" cho con, bớt cằn nhằn, thêm khích lệ, đó chính là chỗ dựa vững chắc nhất cha mẹ có thể dành cho con.
3. Giúp con "xử lý tốt các mối quan hệ"
Quan hệ họ hàng, làng xóm nếu không khéo léo xử lý, dễ khiến con cái rơi vào cảnh khó xử. Có người già hay tham vặt, xích mích với hàng xóm; cũng có người hay nói xấu con cháu trước mặt người khác, khiến chúng khó lòng ngẩng đầu.
Tổ tiên từng dạy: "Gia hòa vạn sự hưng". Người già là trụ cột tinh thần trong nhà, có vai trò then chốt trong việc giữ gìn hòa khí.
Bà Lệ ở khu tập thể là hình mẫu đáng học hỏi. Từ khi cháu trai kết hôn, bà chủ động làm quen, thân thiết với thông gia, thường xuyên thăm hỏi dịp lễ Tết. Hàng xóm có việc, bà cũng nhiệt tình giúp đỡ. Nhờ vậy, gia đình luôn hòa thuận, quan hệ láng giềng gắn bó. Cháu bà từng tự hào nói: "Bà nội xử lý các mối quan hệ tốt quá, tụi con đi làm cũng yên tâm hơn nhiều".
(Ảnh minh họa)
Người già khéo léo trong đối nhân xử thế không chỉ giúp con cháu đỡ rắc rối mà còn góp phần tạo dựng môi trường sống hài hòa, ổn định - đó chính là tầm nhìn lâu dài.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)