Câu tục ngữ xưa có câu: "Người hiền bị người hiếp, ngựa hiền bị người cưỡi". Việc bạn bị bắt nạt không phải là ngẫu nhiên, mà thường xuất phát từ 3 lý do rất thực tế dưới đây. Hiểu rõ rồi, bạn sẽ sống vững vàng hơn.
1. Mặc nhiên chấp nhận sự thử thách ác ý: "Dễ nói chuyện" trở thành tín hiệu mặc định để người khác lấn lướt
Người xưa nói: "Người có điều không làm thì mới có điều làm được". Nhưng nhiều người lại đánh đồng "không làm" với "nhượng bộ".
Trong cuộc sống, không ít người càng sống tử tế lại càng dễ bị bắt nạt. Lý do không nằm ở họ quá tốt, mà là bởi kẻ khác nhìn thấy sự mềm yếu, dễ dãi và điểm yếu dễ khai thác (Ảnh minh họa)
Trường hợp của anh chàng tên Tiểu Châu là một ví dụ. Vừa mới vào làm, anh liên tục bị đồng nghiệp sai vặt: lấy hộ đồ, làm thay báo cáo, thậm chí mua cơm hộ sau giờ tan ca. Ban đầu, anh nghĩ mình giúp đỡ là chuyện nhỏ. Nhưng đến khi bị đổ lỗi cho một bản báo cáo sai không phải do mình làm, anh mới nhận ra: mỗi lần im lặng là một lần trao quyền cho kẻ khác vượt ranh giới.
Những kẻ bắt nạt bạn thường bắt đầu bằng những "phép thử": một lời nói đùa quá đà, một yêu cầu vô lý, một hành vi vượt chuẩn. Nếu bạn không phản ứng, họ sẽ ngày càng lấn tới, xem bạn là "con mồi dễ chịu".
2. Thiếu khả năng phản kháng: Sự mềm yếu của bạn trở thành sức mạnh cho người khác
Nhà văn Chu Dịch từng viết: "Trời vận động không ngừng, người quân tử nên tự cường không ngơi". Tự cường không chỉ là năng lực mà còn là thái độ sống.
Câu chuyện của cô Trương sống dưới tầng là minh chứng. Cô thường xuyên bị hàng xóm chiếm chỗ đậu xe, lúc đầu còn nhịn. Đỉnh điểm là khi có người đỗ ngay trước cửa nhà cô. Không thể chịu đựng nữa, cô lấy cây gõ vào xe và tuyên bố: "Không dời xe thì cùng nhau lên công an nói chuyện!". Từ đó, không ai dám chiếm chỗ của cô nữa.
Kẻ bắt nạt thường đánh giá mức độ phản kháng. Bạn càng nhún nhường, họ càng lấn tới; bạn càng cứng rắn, họ càng dè chừng.
3. Để lộ điểm yếu cá nhân: "Lỗ hổng tính cách" của bạn trở thành mục tiêu công kích
Sửa mình là điều căn bản để đối nhân xử thế. Bạn bè hay người thân lợi dụng lòng tốt, sự cả nể hay tính sĩ diện của bạn, từ đó trục lợi.
Một người tên Minh Khải từng là "nạn nhân" của chính sự sợ mất lòng và thích giữ thể diện. Anh bị đồng nghiệp giao việc khó, bị họ hàng vay tiền không trả, thậm chí giáo viên của con cũng lơ là vì biết anh không dám phản ánh.
Càng để lộ nhược điểm như lo âu, sĩ diện hay thiếu tự tin, bạn càng dễ trở thành "bia ngắm".
Biết người là khôn, biết mình mới là khôn thực sự. Người thông minh học cách bảo vệ "bụng mềm" như nhím thu gai, chỉ chia sẻ với người xứng đáng, biết giữ lại điều riêng tư, và không để nỗi sợ lộ rõ ra bên ngoài.
Trong Gia Ngữ, có đoạn: Tử Cống hỏi Khổng Tử: "Mọi người trong làng đều yêu mến một người, như vậy có tốt không?". Khổng Tử đáp: "Chưa chắc". "Nếu mọi người đều ghét người đó thì sao?" - "Cũng chưa chắc".
Người đáng được yêu quý là người được người tốt yêu, kẻ xấu ghét.
Hiểu được điều này, bạn sẽ biết: Sự tử tế cần có giới hạn. Lòng tốt phải có nguyên tắc. Và sự mềm yếu không nên là thói quen.
Chỉ khi biết nói "không" đúng lúc, bạn mới thực sự khiến người khác tôn trọng mình.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)