Khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau:
Có tiền mua đất nhớ cầm về thứ này, bạn sẽ chẳng lo bị thiệt
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trừ trường hợp: Thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư; Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;
- Hộ gia đình cá nhân chưa được cấp nhưng đủ điều kiện cấp sổ đỏ thì được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.
- Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
- Trong thời hạn sử dụng đất;
- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
Dựa vào quy định trên, khi giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên cần lưu ý 5 điều.
Xác minh thông tin bên bán
Khi mua đất, bên mua cần biết những bên bán có quyền bán thửa đất đó không. Có 2 trường hợp được thực hiện quyền chuyển nhượng đất gồm: Người đứng tên trên giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền thực hiện quyền chuyển nhượng (phải có hợp đồng ủy quyền hợp pháp).
Thứ 2 là thửa đất dự định bán là tài sản chung hay tài sản riêng. Nếu là tài sản chung của vợ chồng thì khi chuyển nhượng phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng.
Nếu là tài sản chung của nhiều người thì sổ đỏ phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này, nếu chuyển nhượng toàn bộ thửa đất mà có nhiều người chung quyền sử dụng đất thì phải có sự đồng ý của tất cả những người đứng tên trong sổ.
Lưu ý khi mua bán đất để tránh mất tiền oan
Mảnh đất đã có sổ đỏ hay chưa?
Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng cần phải có sổ đỏ (trừ các trường hợp theo quy định trên). Như vậy, nếu bên chuyển nhượng mà không thuộc các trường hợp ngoại lệ trên thì không có quyền chuyển nhượng.
Thửa đất có thuộc quy hoạch hay không?
Theo Khoản 4 Điều 76 Luật Đất đai 2024 nếu thửa đất thuộc trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố công khai mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định. Trường hợp này người bán vẫn được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Trường hợp 2 là thửa đất trong quy hoạch mà có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì vẫn được thực hiện các quyền của người sử dụng đất cho tới khi có quyết định thu hồi đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng mới cây lâu năm.
Để biết những thông tin về thửa đất như quy hoạch, tình trạng pháp lý… thì người mua có thể làm đơn xin thông tin đất đai về thửa đất dự định mua.
Lưu ý khi đặt cọc khi mua bán đất
Giá trị quyền sử dụng đất ngày càng cao nên khi chuyển nhượng các bên thường thỏa thuận đặt cọc trước. Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm để giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Để tránh rủi ro, các bên cần có người làm chứng khi lập hợp đồng đặt cọc hoặc công chứng, chứng thực để tránh xảy ra tranh chấp.
Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
Theo đó, chỉ trừ trường hợp một hoặc các bên chuyển nhượng là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản mới không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.
Hoàng Lê (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)