Ghi nhớ nguyên tắc "bốn không mời" là điều vô cùng quan trọng, giúp ta tránh được những phiền toái không đáng có và hiểu lầm không mong muốn.
1. Không mời người không biết ơn
Những người không biết ơn thường xem sự giúp đỡ của người khác là điều hiển nhiên, không bao giờ cảm kích trước lòng tốt hay sự chiêu đãi của người khác.
Họ có thể tỏ thái độ kén chọn trên bàn ăn, thậm chí sau đó hoàn toàn không có bất kỳ sự hồi đáp nào. Đối với kiểu người này, sự chân thành của bạn chỉ bị xem nhẹ và chà đạp.
Dù mối quan hệ có thân thiết đến đâu, cũng không nên bỏ qua nguyên tắc "bốn không mời" (Ảnh minh họa)
Gợi ý: Trước khi mời, hãy quan sát hành vi của đối phương trong cuộc sống thường ngày, họ có phải người biết trân trọng sự giúp đỡ hay không. Với những người chỉ biết nhận mà không biết đền đáp, hãy cân nhắc kỹ trước khi đưa ra lời mời.
2. Không mời người thích gây thị phi
Những người hay bàn tán sau lưng người khác giống như "quả bom hẹn giờ", có thể gây ra tranh cãi bất cứ lúc nào trên bàn ăn.
Họ thường mang đến các lời đồn, thông tin tiêu cực, phá hỏng bầu không khí và còn khiến bạn vướng vào rắc rối. Những câu chuyện tại bàn ăn có thể bị họ thêu dệt, lan truyền, ảnh hưởng đến danh tiếng và các mối quan hệ xã hội của bạn.
Trong môi trường làm việc, kiểu người này cũng thường là nguyên nhân khiến mối quan hệ nội bộ trở nên căng thẳng, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
(Ảnh minh họa)
Gợi ý: Hãy chú ý đến cách đối phương nói chuyện hàng ngày. Nếu họ thường xuyên nói xấu người khác, lan truyền tin đồn, tốt nhất nên tránh mời họ tham gia bữa ăn.
3. Không mời người tửu phẩm kém
Người có tửu phẩm (đạo đức khi uống rượu) kém thường dễ mất kiểm soát khi say, gây rối loạn không khí và có thể ảnh hưởng đến sự an toàn, thoải mái của mọi người.
Không ít trường hợp người say rượu gây náo loạn, nói năng lung tung, khiến bữa tiệc trở nên khó xử và hỗn loạn. Thay vì vui vẻ, bạn lại phải lo giải quyết hậu quả.
(Ảnh minh họa)
Gợi ý: Nếu biết ai đó có tửu phẩm không tốt, hãy nói rõ từ đầu về việc hạn chế hoặc không uống rượu trong bữa ăn. Nếu họ vẫn muốn uống quá đà, nên xem xét lại việc mời họ.
4. Không mời người điền vào chỗ trống
Việc mời người chỉ để "đủ chỗ" khiến bữa ăn mất đi sự chân thành, khó đạt được mục đích tăng cường tình cảm.
Khi mời những người không thân thiết, không liên quan đến chủ đề hoặc lý do của bữa tiệc, không khí sẽ trở nên gượng gạo, cứng nhắc. Đồng thời, những người bạn thân thiết thật sự có thể cảm thấy mình không được coi trọng.
Văn hóa ăn uống của người phương Đông nhấn mạnh tính trang trọng và ý nghĩa sâu xa của mỗi bữa tiệc. Hành động mời người lạ "cho đủ số" là trái với tinh thần đó.
Gợi ý: Hãy lập kế hoạch rõ ràng khi tổ chức buổi gặp gỡ, và đảm bảo những người được mời đều có mối liên hệ phù hợp, thân thiết hoặc có vai trò cụ thể với nội dung của buổi gặp.
(Ảnh minh họa)
Mời ăn là một nghệ thuật trong giao tiếp xã hội. Dù mối quan hệ có thân thiết đến đâu, cũng không nên bỏ qua nguyên tắc "bốn không mời". Việc này không chỉ giúp tạo nên một bữa ăn ấm áp, hòa thuận, mà còn bảo vệ sự chân thành của bạn khỏi bị coi thường hay lợi dụng.
Trong giao tiếp, nếu luôn giữ được sự cẩn trọng và suy xét thấu đáo, chúng ta sẽ có thể xây dựng những mối quan hệ bền vững, lành mạnh, mang lại nhiều giá trị tích cực cho cuộc sống.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)