Trên chiến trường cổ đại, hai bên sẽ hình thành đội hình quân, nhưng binh lính ở hàng trước sẽ là người bị tấn công đầu tiên, tỷ lệ thương vong cao, nhất là khi kỵ binh áp sát tấn công đội hình bộ binh và những người lính ở vài hàng đầu tiên gần như sẽ tử trận. Điều đáng nói là những người lính biết rằng sẽ có nguy hiểm ở hàng đầu, tại sao họ lại sẵn sàng đứng ở hàng đầu tiên?
Nói chung, bởi vì chất lượng của binh lính trong quân đội là khác nhau, các chỉ huy sẽ đặt những cựu binh được trang bị tốt và có kinh nghiệm lên hàng đầu. Vì vậy, binh lính ở hàng đầu đều là binh lính xuất sắc, binh lính bình thường không có “tư cách” này. Những cựu binh này không sợ hãi khi đứng trước một trận chiến lớn.
Hơn nữa, cơ hội xảy ra những trận chiến sinh tử, giáp lá cà giữa hai bên không có nhiều, đa số sẽ dùng cung và nỏ để bắn trước và nhìn chung sẽ không dễ đối đầu trực diện. Vì vậy, ở những trận chiến sử dụng cung – nỏ thì dù đứng ở hàng trước hay ở hàng sau, xác suất bắn trúng mũi tên là như nhau và các binh sĩ đứng ở hàng trước được bảo vệ tốt hơn và họ tương đối an toàn.
Trong quá trình chiến đấu, đội hình cũng sẽ được thay đổi tùy theo tình hình lúc đó nên xác suất sống chết của mọi người là như nhau. Trong mọi trận chiến, họ sẽ có niềm tin mãnh liệt, kinh nghiệm cho họ biết rằng chỉ cần duy trì đội hình gọn gàng thì nhất định sẽ thắng, không có lý do gì để dao động.
Tất nhiên, ngay cả những cựu chiến binh ưu tú dày dặn kinh nghiệm cũng sẽ có ý tưởng bỏ chạy khi đối mặt với sự sống và cái chết. Trên thực tế, nó vẫn dựa vào kỷ luật quân đội nghiêm minh, tức là thưởng và phạt được phân định rõ ràng.
Trong nhiều trường hợp mọi người muốn bỏ chạy thì họ cũng rất khó để rời khỏi vị trí của mình bởi có những luật quân sự rất nghiêm ngặt, thậm chí hà khắc, quay đầu chỉ còn đường chết.
Do đó binh lính trên chiến trường chỉ có thể tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh, bất kể họ được bố trí ở đâu.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)