Nồi cơm điện bị hỏng mà bán đi thì tiếc lắm, mình sẽ hướng dẫn các bạn một vài cách làm, biến phế thải thành 'kho báu' ngay lập tức, các bạn cùng tham khảo nhé.
Tác dụng 1: Thùng rác
Loại nồi cơm nát này, thực chất hình thức bên ngoài vẫn còn rất hoàn chỉnh, chúng ta có thể sử dụng nồi cơm điện bị hỏng làm thùng rác, mở nắp nồi cơm ra là có thể vứt rác vào nồi bên trong, rất thuận tiện để trong phòng, thực dụng, nắp đậy kín không sợ mùi vị khó chịu của rác, hơn nữa ném một túi rác đặt trực tiếp vào thùng bên trong, cũng rất thuận tiện để dọn dẹp, rất thực tế phải không?
Tác dụng 2: Bảo quản trứng
Trứng mua ở nhà không cần bảo quản trong tủ lạnh, đổ một ít gạo vào trong của nồi cơm điện cũ để trứng vùi vào gạo, các hạt bụi trên gạo có thể chặn các vết nứt trên bề mặt của vỏ trứng và không tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, bảo quản được lâu mà không bị hư hỏng.
Tác dụng 3: Phòng trừ côn trùng và chống nấm mốc
Một số loại ngũ cốc nguyên hạt, ớt khô, ớt và những thứ khác mua về có thể được bảo quản trong nồi cơm điện và đậy kín nắp để không bị mất chất, đồng thời chúng còn có khả năng chống côn trùng và nấm mốc.
Tác dụng 4: Làm rổ đựng rau
Đối với một số loại rau củ quả trong nhà chúng ta nếu rửa cần phải có rổ rửa rau, thực ra bạn không cần tốn tiền rửa rau, chỉ cần có một chiếc nồi cơm điện là chúng ta đã có thể rửa trái cây và rau quá dễ dàng, vì vậy chúng ta cũng tiết kiệm được một khoản tiền để mua một rổ rau.
Sử dụng nồi cơm điện như thế nào để kéo dài tuổi thọ?
Trước hết hãy chọn những nồi cơm điện có thương hiệu lớn, chất lượng, có uy tín cao, dù giá tương đối có cao hơn nhưng chất lượng đảm bảo, yên tâm sử dụng.
Sau đó, có một số chi tiết nhỏ cần phải chú ý trong quá trình sử dụng, khi sử dụng nồi cơm điện cần xử lý cẩn thận, đặc biệt không được làm vỡ lòng nồi bên trong. Sự biến dạng của lòng nồi bên trong sẽ làm cơm trong nồi nóng không đều, ảnh hưởng đến mùi vị của cơm. Nhiều trường hợp không phải do hệ thống của nồi cơm điện bị hỏng mà do bên trong nồi bị tác động ngoại lực, cơm trong nồi chín không đều.
Trong mọi trường hợp, chủ yếu cần tránh tiếp xúc trực tiếp giữa thân nồi và nước, không để thân nồi bị rửa trong nước trong quá trình vệ sinh hàng ngày. Có thể một số bạn đã thử rửa sạch thân nồi và nghĩ rằng lau khô sau khi sử dụng không có vấn đề gì lớn, nhưng thực tế không phải vậy, điều này không chỉ làm hỏng nồi cơm, giảm tuổi thọ mà còn sinh sản nhiều mối nguy về an toàn.
Hồ Yên (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)