Khai xuân là gì?
Khai xuân là một trong những phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa của người Việt vào dịp đầu năm mới Tết Nguyên Đán. Khai xuân thường bao gồm nhiều chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm để đón chào năm mới như xuất hành, khai trương cửa hàng, công ty, lễ khai bút, lễ khai xuân trao lì xì, đi lễ chùa khai xuân hoặc lễ khai xuân chúc mừng năm mới và nhiều lễ khác nữa.
Theo truyền thống, khai xuân được xem là một nghi thức đón chào năm mới vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, lễ khai xuân sẽ thường được tổ chức rất cẩn thận và long trọng ở những cửa hàng, công ty, doanh nghiệp lớn.
Lễ khai xuân được tổ chức để cầu mong một năm mới làm ăn suôn sẻ, thuận lợi, thành công và phát đạt. Bên cạnh đó, lễ khai xuân còn giúp tăng thêm sự gắn bó giữa thành viên, khích lệ tinh thần nhân viên trong công ty hay tập thể.
Ý nghĩa của việc khai xuân đầu năm
Đối với người Việt Nam, khai xuân như một nghi thức dùng để chào đón năm mới. Do đó, những hàng quán, doanh nghiệp, công ty quy mô lớn thường tổ chức khai xuân rất trang trọng. Khai xuân không chỉ để thể hiện mong cầu một năm mới làm ăn suôn sẻ, may mắn, thu hút lộc tài mà còn là dịp để tăng thêm sự gắn bó giữa các thành viên của một tổ chức, giúp kích lệ tinh thần của toàn bộ nhân viên nhằm bước vào một năm làm việc mới hăng say hơn, gặt hái được nhiều thành công hơn.
Ngày đẹp để khai xuân năm 2024
Theo phong tục cổ xưa, ngày khai bút, xuất hành, khai xuân đầu năm là rất quan trọng, nhất là đối với những người làm kinh doanh. Chọn ngày lành tháng tốt để khai trương vào đầu năm 2024 giúp mọi công việc thuận lợi, công việc làm ăn phát đạt, làm ăn phát đạt.
Theo các chuyên gia phong thủy, khai trương cửa hàng, làm việc công ty vào mùa xuân cũng nên chọn các ngày tốt trong năm. Kết hợp quan niệm dân gian rằng “đầu xuôi đuôi lọt” và chọn ngày khai trươngq, người ta hy vọng rằng vận thế của mình sẽ phù hợp với vận thế trời đất, mọi việc sẽ hanh thông. Từ đó các mối quan hệ, sự nghiệp sẽ phát triển.
Mùng 2 Tết (Chủ nhật, ngày 11/2/2024). Các khung giờ đẹp trong ngày gồm giờ Sửu (01h-03h); giờ Thìn (07h-09h); giờ Ngọ (11h-13h); giờ Mùi (13h-15h); giờ Tuất (19h-21h); giờ Hợi (21h-23h).
Mùng 4 Tết (Thứ Ba, ngày 13/2/2024). Giờ đẹp trong ngày gồm giờ Dần (03h-05h); giờ Mão ( 5h-7h); giờ Tỵ (9h-11h); giờ Thân (15h-17h); giờ Tuất (19h-21h); giờ Hợi (21h-23h).
Mùng 7 Tết (Thứ Sáu, ngày 16/2/2024). Giờ đẹp trong ngày gồm giờ Dần (03h-05h); giờ Mão ( 5h-7h); giờ Tỵ (9h-11h); giờ Thân (15h-17h); giờ Tuất (19h-21h); giờ Hợi (21h-23h).
Mùng 9 Tết (Chủ nhật, ngày 18/2/2024). Giờ đẹp trong ngày gồm giờ Tý (23h-01h); giờ Sửu (01h-03h); giờ Mão ( 5h-7h); Ngọ (11h-13h); giờ Thân (15h-17h); giờ Dậu (17h-19h).
Phong tục đẹp khai xuân đầu năm
Khai xuân đầu năm có thể được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể chọn một trong các hoạt động mang ý nghĩa tốt lành dưới đây để khai xuân đầu năm nhé!
Khai bút
Như đã đề cập ở trên, khai bút là hành động khai xuân đầu năm mang 1 ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Người ta có thể khai bút bằng cách viết thơ, lời chúc,... sau giao thừa hoặc vào sáng mùng 1 Tết.
Lì xì
Trong những ngày Tết đầu năm, con cháu có thể mừng tuổi ông bà, cha mẹ để mong cầu sức khỏe, vạn thọ trường an. Sau đó ông bà, cha mẹ sẽ lì xì cho con cháu, mong muốn con cháu mình ngoan ngoãn, học giỏi và may mắn.
Đây là phong tục tốt đẹp không thể thiếu trong những ngày xuân đầu năm. Với ý nghĩa nằm ở thiện ý nên tiền lì xì không quy định là mệnh giá nào, thường là những món tiền nhỏ.
Đi lễ ngày Tết
Đi lễ chùa, đình ngày Tết là một phong tục đẹp đã gắn bó với đời sống tâm linh từ rất lâu đời ở nước ta. Vì vậy, người ta thường chào đón năm mới may mắn, bình an bằng cách đi lễ ngày Tết.
Khai cày - trồng cây
Với người nông dân, khai cày là một phong tục đẹp để khai xuân đầu năm. Đường cày đầu xuân thể hiện sức lao động của những con người chinh phục đồng ruộng, thể hiện sức sáng tạo của cư dân nông nghiệp Việt Nam.
(*)Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.
Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)