Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Tần Thủy Hoàng được biết đến với tiếng tăm khuynh đảo thiên hạ. Ông là người tạo ra triều đại phong kiến thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Thành tựu của ông đã được lưu truyền mãi về sau.
Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Tần Thủy Hoàng được biết đến với tiếng tăm khuynh đảo thiên hạ.
Bên cạnh những cuộc thảo luận sôi nổi về công lao và bản lĩnh của Tần Thủy Hoàng, cái chết của ông vẫn luôn là một bí ẩn chưa được giải đáp. Tần Thủy Hoàng chết như thế nào? Ông mắc bệnh gì? Tất cả những điều này đều không có nhiều ghi chép rõ ràng trong sử sách.
Mặc dù không có tư liệu lịch sử cụ thể, nhưng một số nhà khoa học đã tìm ra những manh mối đáng kể sau khi phát hiện và khai quật lăng mộ của vị hoàng đế này.
Một số nhà khoa học đã tìm ra những manh mối đáng kể liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng sau khi phát hiện và khai quật lăng mộ vị hoàng đế này.
Tần Thủy Hoàng không chỉ là một vị vua mang tiếng tàn ác, giết người không ghê tay mà còn là một vị vua hoang tưởng với giấc mơ bất tử. Vị Tần vương dần trở nên điên khùng bởi các loại hóa chất kỳ dị nhằm duy trì sự bất tử và quyền lực. Ngay việc xây dựng cả một thế giới thu nhỏ với cung vua có đầy đủ binh lính bảo vệ quanh ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng đã thể hiện rõ điều này.
Có lẽ, Tần Thủy Hoàng là vị vua rất sợ cái chết. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, ông đã tìm kiếm loại thuốc trường sinh bất tử. Theo ghi chép lịch sử, ông đã chi không ít tiền bạc và công sức để tìm người chế ra loại thuốc này. Đáng tiếc, ông đã bị lừa gạt. Loại thuốc mà Tần Thủy Hoàng uống có chứa một lượng lớn thủy ngân. Ngoài thủy ngân, nó còn có các kim loại nặng khác. Có thể thấy, việc sử dụng "tiên dược" lâu dài của Tần Thủy Hoàng đã ngấm ngầm giết chết vị vua này.
Tần Thủy Hoàng nổi tiếng một vị vua hoang tưởng với giấc mơ bất tử.
Vào thời phong kiến Trung Quốc, vô số hoàng đế đột ngột qua đời sau khi ăn "thuốc tiên". Ví dụ, Đường Mục Tông băng hà ở tuổi 30 khi ông uống thuốc trường sinh vào thời nhà Đường, nguyên nhân là vì mất máu quá nhiều. Hoàng đế Ung Chính cũng qua đời ở tuổi 58 khi thử một loại đan dược.
Một trong những công trình lớn mà Tần Thủy Hoàng cho xây dựng là lăng mộ của chính mình. Trong cuốn “Sử ký” – nhà sử học thời Hán Tư Mã Thiên đã ghi chép cẩn thận và miêu tả phía trong ngôi mộ khổng lồ của Tần Thủy Hoàng, các nghệ nhân đã trang trí trần bằng châu báu mô phỏng bầu trời và các vì tinh tú, tạo ra sông và biển bằng thủy ngân. Vì theo người Trung Quốc cổ đại, sông thủy ngân có thể ban cho ai đó một sự sống bất tử. Có lẽ chính niềm tin này khiến Tần Thủy Hoàng nuốt thủy ngân để được trường sinh nhưng tiếc là phương thuốc “quý” chẳng những không giúp Tần vương trường thọ mà còn khiến ông lâm bệnh rồi qua đời ở tuổi 49.
Một số giả thiết chỉ ra nguyên nhân gây ra cái chết của Tần Thủy Hoàng được cho là dùng thuốc có chứa thủy ngân trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng không khẳng định rằng thủy ngân là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của Tần Thủy Hoàng. Lý do là trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng chứa khối lượng thủy ngân ước tính lên tới 100 tấn. Điều này khiến các sử gia, nhà nghiên cứu và nhiều nhà khoa học suốt 2.000 năm qua không thể khám phá phía sâu trong lăng mộ và chưa thể tiếp cận được nơi đặt thi hài Tần Thủy Hoàng để giải mã nguyên nhân thực sự về cái chết của vị vua nổi tiếng này.
Tóm lại, theo các học giả, nguyên nhân gây ra cái chết của Tần Thủy Hoàng bao gồm bệnh tật, làm việc quá sức và thói quen uống "thuốc trường sinh" có chứa thủy ngân trong một thời gian dài.
Hoàng Anh (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)