Mới đây, tôi đến một quán gà rán ăn, bà chủ quán vốn là người quen nên tôi bèn ngồi xuống trò chuyện một lúc. Khi nói chuyện về việc kinh doanh của quán, bà nhếch mép nói: "Bây giờ người nghèo nhiều quá, con gà vài ba trăm cũng không mua nổi...".
Bà ấy có lẽ đã quên rằng, bản thân bà cũng từng là một người nghèo, quán ăn này cũng là nhờ vay mượn khắp nơi mới mở được.
(Ảnh minh hoạ)
Nhiều người sau khi có tiền bỗng dưng liền trở thành một người khác, tự động xếp mình vào hàng ngũ "người giàu", nhìn người khác đều như người nghèo, chỉ sợ người khác không biết mình đã giàu có, không biết nên khoe khoang thế nào.
Xem thường người nghèo thực chất là coi thường chính mình. Khi mà ai cũng nghèo thì chả ai khinh thường ai? Nhưng một số người khi có tiền, họ sẽ cắt đứt quan hệ với những người bạn thủa hàn vi. Họ cho rằng bản thân đã khác biệt, có "khoảng cách đẳng cấp", bản thân trở thành "thượng đẳng", người khác phải tôn trọng, kính nể hoặc nịnh hót họ.
Nếu không, họ sẽ rất không vui, cho rằng người khác "không biết điều", không hiểu đời. Họ thích nhìn thấy người khác gặp xui xẻo, xem như xem kịch, cảm thấy vui sướng trước sự khó khăn của người khác. Giống như những kẻ nịnh hót cấp trên và bắt nạt cấp dưới trong công việc, càng nịnh hót cấp trên bao nhiêu thì càng bắt nạt cấp dưới bấy nhiêu. Người nghèo có thể trở nên giàu có, người giàu có cũng có thể biến thành người nghèo.
Người xưa có câu “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Người nghèo có thể trở nên giàu có chỉ sau một đêm, người giàu cũng có thể trở nên nghèo túng chỉ sau một đêm, những trường hợp như vậy không hiếm gặp. Sự giàu có không phải là mãi mãi, đừng kiêu ngạo và tự mãn khi “đổi đời” điều này sẽ là sai lầm khiến ta mất đi tất cả. Khiêm tốn và tu dưỡng bản thân mới là điều quan trọng để ta đạt được thành công lâu dài, có một cuộc sống viên mãn, một cuộc đời có ý nghĩa.
(Ảnh minh hoạ)
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)