Là một tảng đá khổng lồ nằm trên đỉnh một ngọn đồi ở Mahabalipuram, Thành phố lịch sử ở Tamil Nadu, Ấn Độ. Và tảng đá khổng lồ này đứng trên sườn núi, hàng ngàn năm không hề xê dịch. Lý do là gì?
Trong thực tế nó đã đứng yên trong hơn 1.400 năm. Và nó có một cái tên nghe rất lạ. Quả cầu bơ của Krishna.
Hòn đá ban đầu được đặt tên là Vaan Irai Kal, dịch từ tiếng Tamil có nghĩa là "Đá của Thần bầu trời" trước khi được đổi tên theo niềm tin của dân làng là bơ của thần Krishna, bởi vì theo kinh điển Ấn Độ giáo Krishna khi còn nhỏ đã bí mật lấy một nắm bơ từ bình bơ của mẹ mình và rơi xuống đây cho đến khi nó trở thành một tảng đá khổng lồ.
Tảng đá này cao khoảng 6m, rộng 5m, nặng khoảng 250 tấn, nằm trên một ngọn đồi bằng phẳng, chỉ tiếp xúc với bề mặt vỏn vẹn 1,2m nhưng dường như bất chấp các định luật vật lý. Cho đến khi mọi người tin rằng nó được gây ra bởi sức mạnh của các vị thần.
Có niên đại khoảng 1.400 năm trước, vua Narasimvarman của triều đại Pallava tin rằng viên đá này từ trên trời rơi xuống và không muốn bất kỳ nhà điêu khắc nào chạm vào nó. Nhiều người đã cố gắng để di chuyển hòn đá này bằng tất cả các thiết bị họ có, nhưng nỗ lực đó không có kết quả.
Năm 1908, khi Ấn Độ nằm dưới sự cai trị của Anh, Ngài Arthur Lawley, thống đốc vào thời điểm đó, đã quyết định dỡ bỏ viên đá khỏi vị trí của nó, bởi vì ông ấy lo lắng cho sự an toàn của những người sống bên dưới.
Ông đã sử dụng tổng cộng 7 con voi để cố gắng kéo tảng đá này từ trên đồi xuống nhưng đã không thành công, điều đó khiến anh tự tin rằng đá này sẽ không gây hại cho người và nhà.
Một điều kỳ lạ nữa là Tảng đá này dường như đã bị khoét lỗ, có thể nhìn thấy từ hai bên và phía sau. Không ai biết làm thế nào nó xảy ra.
Cho đến ngày nay bí ẩn về 'ổ bánh bơ' của Krishna vẫn tiếp tục tồn tại mà không ai có thể tìm ra nguyên nhân thực sự của điều đó. Làm thế nào mà phiến đá này có thể đứng vững trên sườn dốc mà không di chuyển trong hơn một nghìn năm?
Lê Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)