Người có xuất thân từ gia đình nghèo thường có những thói quen dưới đây:
Làm việc kiếm từng xu
Nỗi sợ mất việc phi lý của một người là điển hình cho những người sống trong cảnh cơ cực từ khi còn nhỏ. Họ hiểu rằng kiếm tiền thực sự khó khăn tới nhường nào, và họ sẽ làm mọi cách để bám trụ với công việc hiện tại.
Họ khác với những người sinh ra trong giàu có khác, họ sợ nhảy việc. Ngay cả khi ốm đau cũng sẽ cố hết sức để làm. Những người này bị gánh nặng tiền bạc đè nén nặng nề.
Hy vọng vào may rủi
Những người chưa bao giờ gặp khó khăn về tiền bạc coi cờ bạc và xổ số như một trò giải trí. Tất nhiên, họ cũng vui mừng với chiến thắng và buồn với thất bại. Nhưng chỉ những người có nhu cầu, khát khao thực sự về tiền mới hiểu được sự khác biệt giữa đam mê và việc đặt cả hy vọng vào một phép màu.
Tự làm mọi thứ
Bạn có thể xác định một người lớn lên trong nghèo khó bằng bao nhiêu việc khác nhau mà họ có thể tự làm. Thay ổ khóa, sửa vòi bị rò rỉ, lắp ngói, sửa chữa, cắt tóc trước gương. Và ngay cả khi mọi thứ không tồi tệ trong cuộc sống hiện tại của họ, thì thói quen này cũng chẳng đi đến đâu.
Trả góp
Lo sợ về tương lai dẫn đến một thực tế là mọi người, ngay cả khi họ có cơ hội trả toàn bộ số tiền cùng một lúc, vẫn thích lựa chọn hình thức trả góp hoặc vay. Họ rất sợ cảm giác dồn nhiều tiền một lúc để chi trả, nó khiến họ có cảm giác bất an.
Giữ chặt mọi thứ làm của riêng
Cách bạn di chuyển, nói chuyện, cử chỉ, ăn uống và thậm chí là cầm một tách cà phê có thể nói lên rất nhiều điều về cuộc sống của bạn.
Một chuyên gia tâm lý đã từng nhận xét: "Bạn rõ ràng lớn lên trong một gia đình giàu có, bởi vì bạn giữ cốc với đồ uống xa bạn. Những người nghèo biết rằng mình không còn gì nữa, nên họ dùng cả tay giữ chặt cốc.
Ít mua sắm bổ sung thêm thứ gì
Những người lớn lên trong các gia đình nghèo thường cảm thấy không thoải mái khi thực hiện bất kỳ giao dịch mua nào không liên quan trực tiếp đến sự sống còn của họ. Thông thường, đây là những người sử dụng quy tắc "mua sắm trì hoãn", theo đó bạn sẽ luôn đợi một vài ngày trước khi mua bất kỳ mặt hàng quan trọng nào.
Tâm lý hồi hộp khi chờ thanh toán
Cuộc sống của một người lớn lên trong nghèo khó thường đầy nỗi lo lắng và bất an. Một trong những tâm lý phổ biến nhất của họ là lúc thanh toán khi mua hàng ở siêu thị. Ngay cả khi hoàn toàn tin tưởng rằng mình có nhiều tiền trong tài khoản ngân hàng, họ vẫn không dễ dàng thành công trong việc loại bỏ nỗi sợ hãi phi lý rằng giao dịch có thể bị từ chối.
Không vứt đi cái gì
Những người ý thức rất rõ về giá trị của đồng tiền hiếm khi vứt bỏ cái gì, thậm chí cố gắng kéo dài tuổi thọ món đồ bằng mọi cách có thể. Nếu quần áo của họ không còn phù hợp để mặc ra khỏi nhà, chúng có thể được biến thành quần áo mặc ở nhà, hoặc họ có thể mặc chúng khi về quê, rồi cắt chúng để làm giẻ lau bụi... Họ tiếc tất cả đồ đạc và không muốn vứt bất cứ thứ gì đi.
Lãng phí thời gian thay vì tiền bạc
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của nghèo đói là cho rằng tiền bạc quý hơn thời gian. Kết quả là, mọi người đóng băng tại một trạm xe buýt thay vì gọi taxi, dành hàng giờ để tìm kiếm các sản phẩm giá rẻ, khuyến mại và giảm giá, và dành cả cuối tuần trong nhà bếp để cố gắng tiết kiệm tiền.
Lo lắng về thức ăn
Lo lắng thường xuyên về thực phẩm và dinh dưỡng là một trong những dấu hiệu đặc biệt cho thấy một gia đình từng gặp khó khăn về tiền bạc.
Những người này lúc nào cũng bị ám ảnh bởi chuyện ăn uống. Ngay cả khi có đủ thức ăn, họ vẫn sợ thiếu, luôn luôn trong tình cảnh ăn bữa nay lo bữa mai.
Không đi bác sĩ
Cũng giống như trường hợp của thời gian, những người sống trong cảnh nghèo đói cảm thấy rằng sức khỏe của họ không quan trọng bằng tiền bạc.
Họ thường gặp các vấn đề về răng miệng, do tâm lý họ không thể chi "quá nhiều tiền" cho một nha sĩ, và nỗi kinh hoàng khi đi khám răng miễn phí đã ám ảnh họ từ khi còn nhỏ.
Thủy Chi (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)