Cây lê không trồng trước nhà, quả lê không thắp hương
Cây lê là loại cây ăn quả quý. Quả lê có nhiều công dụng với sức khỏe. Hoa lê trắng muốt xinh đẹp. Nhưng phát âm theo tiếng Hán thì lê gần âm với ly. Do đó người xưa liên tưởng nếu trồng cây lê trước nhà thì gợi tới điềm báo chia ly, chia lìa. Do đó trong quan niệm kiêng kỵ xa xưa thì không tặng nhau quả lê và không trồng cây lê trước nhà tránh điềm báo ly tan, tan vỡ các mối quan hệ mang điềm xấu tới gia đình, hôn nhân tình yêu. Trong quan niệm của người xưa, nếu trồng cây lê trước nhà sẽ dễ dẫn đến tình trạng vợ chồng bất hòa nghiêm trọng, vợ con ly tán, thậm chí là chia ly sinh tử.
Thực tế thì cây lê là cây phát triển nhanh, dễ thành cây cao lớn chắn ánh sáng trước nhà nên âm khí trong nhà tăng. Theo đó thì sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như tài lộc của gia chủ.
Quả lê thắp hương sẽ không mang lại may mắn tài lộc bởi chữ lê. Khi thắp hương gia tiên thần linh người ta mong muốn những điều tốt lành, mong tài lộc sum sầy sung túc. Nhưng nếu thắp hương quả lê thì bị kiêng vì chữ lê báo điềm không hay. Trong tiếng Việt chữ lê có nghĩa là lê la, lê lết thê lê.
Ngoài cây lê ra còn có một số loại cây khác mà người xưa cũng khuyên không nên trồng trước nhà
Cây liễu ủ rũ quanh năm
Cây liễu đi vào thơ văn là hình ảnh loại cây đẹp nhưng thực tế dáng ủ rũ buồn phiền không tốt trong quan niệm phong thủy. Thế nên trồng liễu khiến tinh thần người ta buồn theo kiểu nihnf cảnh vận vào người. Đặc biệt liễu gợi tới dáng vẻ u sầu của người phụ nữ, thể hiện sự long đong truân chuyên của phụ nữ. Thế nên liễu không nên trồng để tránh người trong nhà buồn theo. Tâm trạng u uất thì tài vận khó lên.
Hơn nữa liễu thường được trồng ở nghĩa trang nên mang âm khí mạnh. Việc trồng liễu trước nhà có thể khiến người trong nhà bị lạnh lẽo. Trồng cây liễu cũng làm mất cân bằng âm dương, hút nhiều âm khí, làm cho trước cửa nhà bạn thêm ảm đạm, thiếu sinh khí.
Cây dâu tằm gợi niềm tang tóc
Cây dâu tằm cho lá nuôi tằm, cho quả để giải khát và có nhiều công dụng cho sức khỏe. Nhưng trong tiếng Hán phát âm tên cây dâu tằm là tang thẩm, từ tang đồng âm tang tóc nên gợi niềm chết chóc u sầu. Trồng cây dâu tằm trước nhà mang điềm báo không tốt, dự báo về sự chết chóc u ám. Người xưa thường dùng tư duy liên tưởng nên việc trồng dâu trước nhà khiến cho gia đình xui rủi, chưa vào nhà đã thấy buồn, lúc nào cũng như đợi tang tóc chia ly trước nhà. Do đó, theo người xưa, trồng dâu trước nhà là điều không may mắn.
Cây dâu tằm ngày nay được nhiều người trồng làm thế cây bonsai vì chúng rất nhiều quả và bán giá cao. Thế nên ngày nay nhiều người "chơi" cây dâu tằm.
Cây dâu tằm gợi niềm tang tóc, không nên trồng trước nhà (Ảnh minh họa).
Cây bồ kết nhiều gai tạo sát khí
Trong phong thủy những vật sắc nhọn tạo sát khí. Trong khi đó cây bồ kết là loại cây vô cùng nhiều gai và gai chùm, gai sắc nhọn rât skinh khủng. Theo đó thì trồng bồ kết trước nhà có thể tạo sát khí chĩa thẳng vào nhà làm cho gia đình sa sút tài vận. Hơn nữa cây bồ kết là cây ma có năng lượng âm mạnh.
Bồ kết cũng là cây phát triển nhanh, cao lớn rậm rạp nên che khuất ánh nắng. Thế nên bồ kết là cây tựu rất nhiều yếu tố xấu về phong thủy nên dù quả bồ kết nhiều công dụng xong người xưa không trồng cây này trong nhà.
Cây thông và cây bách nằm ở nghĩa trang không mang về nhà
Cây thông cây bách thường là những cây thường xanh quanh năm, có nghĩa là chúng sẽ tồn tại mãi mãi và xanh mãi. Vì vậy, người ta trồng thông bách rất nhiều xung quanh nhiều nghĩa trang. Ý nghĩa của cây thông, cây bách quả thực khá tốt nhưng vì chúng thường được trồng cạnh các ngôi mộ nên mang "âm khí" nặng nề.
Người xưa cho rằng, nếu bạn trồng cây thông, cây bách trước nhà, khác nào biến ngôi nhà thành "ngôi mộ" có những ám chỉ không tốt về phong thủy. Do đó, không nên trồng chúng trước cửa nhà.
Theo người xưa, khi lựa chọn trồng cây trước nhà, bạn nên chọn những cây có ý nghĩa tốt, để thêm niềm vui, tạo cảm giác thoải mái, tốt cho phong thủy gia đình như cây mộc hương đón quý nhân vào cửa, cây lựu có nghĩa con cháu mãn đường, cây cam rước vàng, cây lộc vừng, mẫu đơn, vạn tuế...
*Thông tin mang tính tham khảo, chiêm ngiệm.
Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)