Với nhiều người, hạt macca không hề xa lạ. Nó được ví là "hoàng hậu của các loại quả khô", hạt thơm ngon với vị béo bùi đặc trưng.
Đây là loại cây có nguồn gốc từ châu Đại dương. Sau được thuần hóa trồng phổ biến hơn ở Lâm Đồng, Đăk Lăk,...
Với nhiều chị em, đặc biệt là người ăn chế độ giảm cân thì hạt macca khá quen thuộc. Nhưng cây macca trông như thế nào? Quá trình sơ chế để đến tay người dùng ra sao không phải ai cũng biết.
Trên một diễn đàn, dân mạng sống ở Tây Nguyên đã chia sẻ rất chân thực về loại cây này. Đây là đặc sản quê hương mà chị muốn giới thiệu với mọi người.
Cây macca có thân gỗ, thời gian thu hoạch vào khoảng 40-60 năm. Vì rễ cọc kém phát triển, cùng với tán cây rộng, nên chống chịu trước thời tiết gió bão kém.
Nhân macca tươi khi ăn có vị béo, ngọt nhẹ, giòn, đem đến khả năng trung hòa gia vị và làm cho các món ăn thêm đậm đà. Macca tươi thường dùng để ăn sống, luộc hay xào với đồ ăn.
Hạt macca tươi có màu xanh đậm, sau khi thu hoạch được sấy khô. Việc sấy trải qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Phơi quả macca nguyên vỏ dưới bóng râm mát trong 10-14 ngày.
Giai đoạn 2: Sấy quả macca trong nhiệt lò ở nhiệt độ 40-43C trong 2 -3 ngày.
Khi sấy cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để hạt có được hương vị thơm bùi mà vẫn đảm bảo tối đa lượng dưỡng chất vốn có. Nhiệt độ trung bình lý tưởng là 100-110°C và thời gian sấy là 30-40 phút. Sau đó, trải hạt lên bề mặt phẳng, sạch sẽ và để khô tự nhiên.
Để hạt macca sấy khô có được độ giòn và thơm, cần thực hiện thêm một công đoạn sấy khô khác ở nhiệt độ 70-80°C, trong 10-20 tiếng. Sau đó, macca có thể để nguyên hoặc tách lấy nhân tùy mục đích sử dụng.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)