Người xưa tin rằng con người không biến mất sau khi chết, mà sống ở một thế giới khác. Vì vậy, nhiều quý tộc hoàng gia và những người giàu có và quyền lực sẽ đặt một số đồ trang sức bằng vàng và bạc trong lăng mộ của họ sau khi chết, với hy vọng sẽ tiếp tục được sử dụng ở một thế giới khác.
Cùng với đó, có nhiều phong tục chôn cất tàn khốc, man rợ đã hình thành, một trong số đó chính là phong tục chôn sống.
Các nhà khảo cổ cho biết đây là một ngôi mộ cổ có từ thời Đông Chu đến giữa và cuối thời Xuân Thu của Trung Quốc, có niên đại hơn 2.500 năm. Ngôi mộ hình chữ nhật, có xu hướng cao dần về phía đông và thấp dần về phía bắc. Các chuyên gia suy đoán rằng ngôi mộ lớn như vậy hẳn phải là lăng mộ của các quý tộc thời xưa.
Trong ngôi mộ, có tổng cộng 47 chiếc quan tài, trong đó chiếc quan tài lớn nhất dài tới 3,16 m, được cho là nơi an nghỉ của chủ nhân ngôi mộ này. Tuy nhiên, do thời gian quá lâu, hài cốt trong quan tài này đã mục nát tới mức gần như biến mất.
Ngoại trừ quan tài của chủ nhân, toàn bộ 46 quan tài khác đều chứa hài cốt của các cô gái trẻ bị chôn trong tình trạng khỏa thân, độ tuổi trung bình chỉ khoảng 20. Các nhà khảo cổ phát hiện dấu hiệu cho thấy các cô gái này đã phải chịu đau đớn cùng cực khi bị đầu độc và chôn sống trong quan tài. Ngược lại, chủ nhân ngôi mộ dường như ra đi rất thanh thản.
Các chuyên gia cho biết, nguồn gốc của tập tục này tồn tại từ thời nhà Thương, đến thời nhà Tần thì bắt đầu có sự thay đổi. Lăng mộ của Hoàng đế Trung Hoa - Tần Thủy Hoàng được chôn cùng đội quân đất nung.
Chôn cất một người sống là rất phi nhân tính. Nếu những cô gái này không bị chôn cất, họ nên có một cuộc sống tốt. Tuy nhiên, vào thời cổ đại, địa vị của phụ nữ rất thấp và thua kém đàn ông về mọi mặt, khiến những cô gái thường bị đối xử bất công.
Tập tục chôn cùng người sống kéo dài đến thời Minh Thái Tổ - Chu Nguyên Chương và chỉ chấm dứt hoàn toàn khi Khang Hi (1654-1722), Hoàng đế nhà Thanh lên ngôi. Khang Hi nghiêm cấm việc sử dụng người còn sống để chôn cất, từ đó sử sách Trung Quốc không còn ghi nhận bất kỳ trường hợp chôn cùng người sống nào nữa.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)